Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân ngôn ngữ Anh ở các trường đại học ngoại ngữ tiếp cận bộ tiêu chuẩn chất lượng của AUN-QA

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Phát triển chương trình đào tạo cử nhân ngôn ngữ Anh ở các trường đại học ngoại ngữ tiếp cận bộ tiêu chuẩn chất lượng của AUN-QA" nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng về phát triển chương trình đào tạo, hệ thống các tiêu chuẩn của AUN-QA, đề xuất các biện pháp phát triển chương trình đào tạo cử nhân ngôn ngữ Anh ở các trường đại học ngoại ngữ tiếp cận bộ tiêu chuẩn chất lượng của AUN-QA. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LÊ MINH HIỆP PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÔN NGỮ ANH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ TIẾP CẬN BỘ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG CỦA AUN-QA Chuyên ngành Quản lí giáo dục Mã số TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2022 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học 1. PGS. TS. Trịnh Văn Minh 2. PGS. TS. Nguyễn Quang Giao Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ tại Trường Đại học Giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội. Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo ở nước ta đã và đang đặt ra những yêu cầu mới về nội dung và chương trình đào tạo ở các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đặc biệt từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 Khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giáo dục đại học của Việt Nam đã thực sự đổi mới tiệm cận với thế giới. Văn hóa chất lượng được đề cập không phải mang tính hình thức mà xuất phát từ nhu cầu và điều kiện thực tế của mỗi cơ sở giáo dục. Những bước tiến mới trên các bảng xếp hạng quốc tế cho thấy giáo dục đại học đã mạnh dạn đặt mình trong sân chơi lớn và sẵn sàng thay đổi hoàn thiện để bước vào cuộc sát hạch mang tên tự chủ đại học Thực tế hoạt động đào tạo trong các trường đại học ngoại ngữ ĐHNN cho thấy công tác phát triển chương trình đào tạo CTĐT trong các trường cũng chưa được chú trọng đúng mức chưa có nhiều trường đầu tư vào công việc này CTĐT cùng khối ngành thường có nhiều môn học giống nhau không có đặc thù của từng trường có trường tổ chức dạy những môn học mà nhà trường có giảng viên chứ không phải dạy những môn học mà xã hội và người học cần có trường quá tập trung vào lý thuyết có trường lại quá tập trung vào trang bị kỹ năng thực hành không có nền tảng kiến thức vững CTĐT không theo kịp với sự phát triển tức .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
3    75    2    19-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.