Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm" nghiên cứu lí luận và thực trạng, đề xuất quy trình tổ chức trải nghiệm nhằm giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non, góp phần nâng cao kết quả của hoạt động này. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM _ NGUYỄN THỊ THU HẠNH GIÁO DỤC KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM Chuyên ngành Lí luận và lịch sử giáo dục Mã số TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội 2021 Công trình được hoàn thành tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Số 101 Trần Hưng Đạo Thành phố Hà Nội Người hướng dẫn khoa học 1. NGUYỄN THỊ MỸ TRINH 2. TS. TRẦN THỊ TỐ OANH Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 3 Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Số 101 Trần Hưng Đạo Thành phố Hà Nội Vào hồi . giờ . ngày tháng năm . Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Quốc gia - Thư viện Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1. Mục tiêu giáo dục mầm non là nhằm hình thành ở trẻ những năng lực chung của con người phát triển tối đa tiềm năng vốn có hình thành những giá trị những kĩ năng sống cần thiết cho bản thân phù hợp với yêu cầu của gia đình cộng đồng xã hội và chuẩn bị tiền đề tốt nhất đưa trẻ vào thế giới của sự nhận thức . Như vậy ngoài trang bị cho trẻ những tri thức hiểu biết cơ bản mục tiêu GDMN còn chú trọng GD kĩ năng sống trong đó bao gồm các kĩ năng xã hội Social Skills cho trẻ. 2. Kĩ năng xã hội là các loại kĩ năng giúp cá nhân nhận thức ứng xử giao tiếp và thích ứng thành công trong xã hội. Cấu trúc của kĩ năng xã hội bao gồm các kĩ năng nhận thức phát hiện các vấn đề xã hội các kĩ năng thể hiện tình cảm và giao tiếp phù hợp chuẩn mực xã hội và các kĩ năng thích ứng xã hội. Các kĩ năng này vô cùng quan trọng đối với trẻ 5 - 6 tuổi độ tuổi chuẩn bị bước vào môi trường mới - môi trường học tập ở cấp tiểu học. 3. Giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ chỉ hiệu quả khi nhà giáo dục tạo ra cơ hội thách thức để trẻ trực tiếp tham gia khám phá khai thác kiểm nghiệm điều chỉnh nhận thức xúc cảm cũng như các hành vi xã hội trên cơ sở vốn kinh nghiệm của mình. Đó chính là giáo dục qua trải nghiệm experience based education .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
8    76    2    29-03-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.