Mô hình Nhà nước thế tục: Phần 1

Trong cuốn sách "Nhà nước thế tục", tác giả tiếp cận vấn đề nhà nước thế tục từ lý luận đến thực tiễn của các nước Âu, Mỹ, Đông Bắc Á và Đông Nam Á, tác giả đã khái quát lộ trình xây dựng, hoàn thiện luật pháp tôn giáo của Nhà nước Việt Nam trong nỗ lực hướng tới một môi trường thích hợp để các cộng đồng tôn giáo không những thực hiện tốt pháp luật với tư cách công dân mà còn qua luật pháp về tôn giáo có thể tìm thấy sự thỏa mãn đời sống tâm linh, gợi mở những suy ngẫm, đề xuất đối với việc xây dựng một nhà nước thế tục ở nước ta hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo phần 1 cuốn sách. | Chịu trách nhiệm xuất bản Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PHẠM CHÍ THÀNH Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS. ĐỖ QUANG DŨNG Số đăng ký kế hoạch xuất bản 4854-2020 CXBIPH 18-347 CTQG. Số quyết định xuất bản 5626-QĐ NXBCTQG ngày 01 12 2020. Nộp lưu chiểu tháng 12 năm 2020. Mã ISBN 978-604-57-6278-3 ĐỖ QUANG HƯNG LỜI NHÀ XUẤT BẢN Xã hội thế tục là một xã hội mà nhà nước không yêu cầu tán thành bất kỳ một giáo lý cụ thể nào hoặc những dạng thức công khai nào đó của hành vi tôn giáo như một điều kiện cho việc tuyên bố đầy đủ quyền công dân 1963 . Ngày nay tuyệt đại đa số các nhà nước trên thế giới đã thực hiện nguyên lý này và tìm kiếm cho mình một mô hình nhà nước thế tục thích hợp để giải quyết cơ bản vấn đề quan hệ nhà nước - tôn giáo. Nhà nước - tôn giáo có mối quan hệ mật thiết với nhau. Những công dân thuộc về nhóm tôn giáo đồng thời là thành viên của xã hội thế tục và chính sự giao thoa này đã đặt ra nhiều vấn đề biểu hiện qua nhiều thế kỷ cạnh tranh gay gắt giữa thần quyền và thế quyền. Niềm tin tôn giáo hàm chứa cả những ngụ ý xã hội và đạo đức vì thế các tín đồ luôn thể hiện niềm tin tôn giáo của mình qua hoạt động của công dân trong hệ thống chính trị. Tôn giáo tín ngưỡng với tư cách là một thực tại xã hội luôn có tác động thuận hoặc nghịch đến sự phát triển và quản lý xã hội. Thực tiễn đời sống tôn giáo của các quốc gia trong thế giới đương đại đòi hỏi nhà nước 5 thế tục nào cũng đều phải xây dựng và hoàn thiện luật pháp tôn giáo. Là một nước phương Đông xét về lịch sử quan hệ truyền thống giữa nhà nước và tôn giáo ở Việt Nam thì nhà nước thường dựa trên nền tảng tôn giáo sử dụng tôn giáo như một công cụ chính trị tư tưởng văn hóa đạo đức để xây dựng đất nước. Tất nhiên có những giai đoạn lịch sử yếu tố tôn giáo đã trở thành nguyên nhân của sự chia rẽ xung đột đặc biệt từ giữa thế kỷ XIX khi làn sóng của chủ nghĩa thực dân lan đến Việt Nam nhưng về cơ bản sự hòa đồng tôn giáo sự hòa hợp giữa tôn giáo và dân tộc vẫn giữ cung bậc

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.