Bài giảng GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ

Giao tiếp phi ngôn ngữ hay còn gọi là ngôn ngữ cơ thể (body language) là những cử chỉ, hành động, nét mặt, nụ cười, ánh mắt, dáng đi, cách ngồi, các cử động tay, của người thực hiện giao tiếp. | Chương 6 GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ . ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN Nội dung nghiên cứu: Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ. Cách bắt tay. Những điều cần lưu ý khi đi phỏng vấn. Ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp quốc tế. Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ. Giao tiếp phi ngôn ngữ hay còn gọi là ngôn ngữ cơ thể (body language) là những cử chỉ, hành động, nét mặt, nụ cười, ánh mắt, dáng đi, cách ngồi, các cử động tay, của người thực hiện giao tiếp. Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ (tiếp) Trong giao tiếp thông qua hình thức nói, thì tác động của từ ngữ chỉ chiếm 30 – 40%, phần còn lại là tác động của giao tiếp phi ngôn ngữ, bao gồm: nét mặt, nụ cười, ánh mắt, cử chỉ, hành động, trang phục, không gian giao tiếp, Giao tiếp phi ngôn ngữ phản ánh chân thật và đầy đủ các mối quan hệ, do đó, không chỉ giúp người ta hiểu được nhau, mà còn giúp hoàn thiện các mối quan hệ, giúp con người sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. Cách bắt tay Các cách bắt tay: Cách bắt tay “hãy giữ khoảng cách” Cách bắt tay “chi phối” “Bạn được chào đón vào không gian của tôi” “Bạn được tin tưởng” “Những người bạn thật sự”. Cách bắt tay đúng: Cách bắt tay không đúng Cách bắt tay không đúng (tiếp) Bắt tay quá chặt, quá lâu. Bắt tay lỏng lẻo, hờ hững. Quá sợ bắt tay đến mức khi đối tác nắm tay thì rút vội lại như gặp lửa. Khúm núm, cúi gập đầu, rạp người về phía đối tác, điều đó thể hiện người bắt tay là kẻ qụy lụy, thấp kém. Những điều cần lưu ý khi đi phỏng vấn Những bài học kinh nghiệm do Peter Clayton tổng kết và giới thiệu: Trong giai đoạn chuẩn bị Trong khi phỏng vấn Trong giai đoạn chuẩn bị Những ngôn ngữ cơ thể giúp tạo ấn tượng ngay lần đầu gặp mặt: Bước vào một cách quả quyết, tự tin. Nét mặt tươi tắn, thoải mái. Nhìn vào người phỏng vấn. Bắt tay một cách tự tin. Sử dụng những cử chỉ tay khi nói. Giữ cơ thể ở tư thế thắng thắn. Khi ngồi hơi ngả người về trước một chút để tạo dáng vẻ chăm chú. Trong giai đoạn chuẩn bị (tiếp) Mở khuy áo vét khi ngồi: Hãy nhìn cách những người dẫn chương trình truyền hình thường làm: khi ngồi xuống họ mở khuy áo vét để tạo sự thoải mái, không bị gò bó, cứng nhắc, còn khi đứng dậy họ cài khuy áo vét lại để tạo sự nghiêm túc. Cởi và gài khuy áo vét khi ngồi xuống hay đứng lên là một thói quen tốt nên làm theo. Trong giai đoạn chuẩn bị (tiếp) Sẵn sàng phỏng vấn: Ngồi vào ghế, ngả người về phía trước một chút, cằm ngẩng lên. Khép 5 đầu ngón tay lại và hướng về phía trước, không chỉ trỏ hoặc vặn vẹo tay. Với tư thế như vậy bạn đã khảng định: tôi tự tin, sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn Những ngôn ngữ cơ thể không thích hợp, cần tránh: Huýt sáo. Lắc nhẹ những thứ trong túi quần hoặc túi áo. Đằng hắng. Vò đầu bứt tai. Chắc lưỡi. Những hành động cử chỉ đó thể hiện sự căng thẳng, thiếu tự tin. Những ngôn ngữ cơ thể không thích hợp, cần tránh: Nheo mắt. Đảo mắt liên tục. Khua khoắng tay/ quay bút. Hành động chà sau cổ, gãi gáy. Đấm tay nọ vào lòng bàn tay kia. Bởi chúng thể hiện sự không chắc chắn, không đáng tin cậy. Trong lúc phỏng vấn: (Xem tr. 230 – 232)

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.