Giải pháp ngăn chặn dịch rệp xơ bông trắng và bệnh chồi cỏ hại mía bằng chế phẩm sinh học EMIC ở Anh Sơn

Năm nào cũng vậy, đến thời kỳ cây mía vươn lóng, không chỉ người trồng mía, nhà máy Đường sông Lam mà tất cả các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể từ huyện, xã, thôn bản đều nhảy vào cuộc chiến chống dịch rệp xơ bông trắng hại mía. Bởi rệp xơ bông trắng không những làm giảm năng suất, sản lượng mía mà còn làm giảm chất lượng đường nghiêm trọng. Bên cạnh đó nguy cơ bị bệnh chồi cỏ ở cây mía rất cao do vùng nguyên liệu mía của nhà máy đường sông. | Đầu năm 2010, trạm Khuyến nông - Khuyến ngư Anh Sơn sử dụng chế phẩm sinh học EMIC để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh. Nguyên liệu để ủ là cây ngô, rơm rạ, cây lạc, cây đậu, dây dưa hấu, dây bí, vỏ trấu, vỏ lạc Đặc biệt ở vùng nguyên liệu mía, bà con nông dân bóc lá mía sạch sẽ, nhổ bỏ kịp thời những cây bị bệnh, rồi dùng chế phẩm sinh học EMIC để ủ thành phân hữu cơ vi sinh là công việc cần làm và phải triển khai kịp thời. Bởi bóc lá mía, làm cho ruộng mía thông thoáng, phát hiện sâu bệnh sớm để tiêu diệt kịp thời. Bên cạnh đó, kết thúc quá trình ủ sẽ cho ra một sản phẩm phân hữu cơ vi sinh rất tốt cho cây trồng, đặc biệt là đối với cây mía. Bởi phân hữu cơ vi sinh noài việc cung cấp : Đạm, lân, kali, nó còn giúp cho cây trồng có được các chất trung lượng và vi lượng như: Can xi, lưu huỳnh, ma giê, kẽm, sắt, molipden Bên cạnh đó phân hữu cơ vi sinh còn có một vai trò hết sức quan trọng đối với đồng đất nắng nóng, gió lào như ở Anh sơn - nghệ an, đó là việc giữ nước để chống hạn cho cây trồng rất tốt.

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.