Sự tiếp biến văn hóa Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỉ XX

Sự tiếp xúc giao thoa giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa nhân loại, đặc biệt là với văn hóa phương Tây đã diễn ra mạnh mẽ vào những thập niên đầu thế kỉ XX, trong điều kiện thực dân Pháp xâm lược thống trị và khai thác thuộc địa Việt Nam. Do đó, nhân dân ta tuỳ nơi tuỳ lúc có thể tiếp nhận hoặc chống đối. Nhưng cuối cùng là sự lựa chọn những tinh hoa văn hóa nhân loại rồi cải biến cho phù hợp với tâm thức và mỹ cảm văn hóa của người Việt Nam. tài liệu chi tiết hơn để hiểu thêm về sự giao thoa và tiếp biến của văn hóa Việt Nam trong mối quan hệ với văn hóa phương Tây. | SỰ TIẾP BIẾN VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỈ XX TS. Nguyễn Thị Đảm Đại học Sư phạm Huế Sự tiếp xúc, giao thoa giữa các nền văn hoá luôn luôn diễn ra trong quá trình phát triển của nhân loại. Đó là một nhu cầu tất yếu, một quy luật của phát triển. Trong quá trình giao thoa văn hóa, có thể xảy ra hiện tượng các yếu tố của nền văn hoá này thâm nhập vào nền văn hoá kia hoặc nền văn hóa này vay mượn các yếu tố của nền văn hoá kia rồi cải biến điều chỉnh cho phù hợp dẫn đến sự tiếp biến văn hóa. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Sự tiếp xúc giao thoa giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa nhân loại, đặc biệt là với văn hóa phương Tây đã diễn ra mạnh mẽ vào những thập niên đầu thế kỉ XX, trong điều kiện thực dân Pháp xâm lược thống trị và khai thác thuộc địa Việt Nam. Do đó, nhân dân ta tuỳ nơi tuỳ lúc có thể tiếp nhận hoặc chống đối. Nhưng cuối cùng là sự lựa chọn những tinh hoa văn hóa nhân loại rồi cải biến cho phù hợp với tâm thức và mỹ cảm văn hóa của người Việt Nam. Đó chính là quá trình hội nhập để bổ xung những yếu tố mới tiến bộ, hiện đại vào nền văn hóa truyền thống, làm giàu đẹp hơn, phong phú hơn, hiện đại hơn nền văn hóa dân tộc trong điều kiện lịch sử mới. Bài viết này đề cập đến sự tiếp biến văn hóa Việt Nam những thập niên đầu thế kỉ XX trên ba mặt: về chủ thể văn hóa, về văn hóa vật chất, v ề văn hóa tinh thần. 1. Sự tiếp biến về chủ thể văn hóa Trước khi tiếp xúc gặp gỡ văn hóa phương Tây, Việt Nam đã tồn tại và phát triển một nền văn hóa nông nghiệp với những nét đặc trưng của văn hóa phương Đông. Đó là nền văn hoá lấy gia tộc làm gốc; lấy tình cảm làm trọng; trông vào con cháu duy trì nòi giống và nối nghiệp tổ tiên; coi trọng tính trường tồn, đời xưa sao đời nay thế; ưa chuộng hoà bình, an cư lạc nghiệp. Những đặc trưng này toát lên tính chất “trọng tình” của văn hóa truyền thống, cốt giữ cho tình cảm nồng hậu, trọng đạo đức nhân nghĩa, thích yên lặng hoà bình cho cuộc sống. Chủ thể của nền văn hóa đó gồm các thành tố cơ bản là .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.