Để phát triển bền vững nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cần nhận thức được những khó khăn và thuận lợi của đất nước. Đó là một nước nông nghiệp lạc hậu, trải qua nhiều năm chiến tranh nền kinh tế còn thấp kém. Từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải có bước chuyển đổi cơ chế, luật pháp cho phù hợp | Ở các nước phát triển, các loại hình dịch vụ phát triển chiếm tỷ trọng cao (Mỹ chiếm 70%, Anh, Pháp, Đức là 60%, Nhật Bản là 50%, Hàn Quốc 50% ) trong nền kinh tế. Sở dĩ ở các nước công nghiệp có các loại hình dịch vụ phát triển vì: 1- Do yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có các dịch vụ mới thúc đẩy được sản xuất kinh doanh phát triển. 2- Đây là nguồn thu nhập rất lớn cho ngân sách, dễ thu hồi vốn, lãi cao thậm chí còn hơn cả sản xuất. 3- Nó phát triển theo xu hướng là xã hội hóa và quốc tế hóa nhất là các ngành tài chính, ngân hàng, giao thông, thương mại - du lịch, xây dựng Chẳng hạn thẻ rút tiền tự động ATM gửi một nơi mà rút ra ở nhiều nơi, thậm chí ở cả nước ngoài. Dịch vụ của các công ty lớn xuyên quốc gia như Hon Đa (Nhật Bản), Sam Sung (Hàn Quốc), Si-ê-men (Đức), Cô ca - Cô la (Mỹ), Đun Hin (Anh) mang tính toàn cầu. Sự tiện ích của các dịch vụ đã làm cho con người thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống, nó thúc đẩy cho sản xuất kinh doanh phát triển. Thước đo của các loại hình dịch vụ có chất lượng cao được bạn hàng lựa chọn. Điện thoại di động, máy ảnh kỹ thuật số, internet là dịch vụ tiện ích mà đến nay những người khó tính nhất cũng phải thừa nhận đó là nhanh và tiện lợi, là văn minh nhân loại của thế kỷ XXI này.