Ngập lũ và bệnh kiết lỵ

Sau các đợt lũ lụt, môi trường sống bị ô nhiễm nặng và kiết lỵ là một loại bệnh thường gặp tại Khoa truyền nhiễm của các bệnh viện. Người bị mắc bệnh chưa phân biệt được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và tác hại của bệnh này để chủ động phòng tránh và có thái độ xử trí một cách đúng đắn khi bị mắc bệnh. Có mấy loại bệnh kiết lỵ? Thông thường kiết lỵ là bệnh được gọi bằng một tên chung nhưng thật ra kiết lỵ có hai loại bệnh riêng khác nhau. Bệnh lỵ. | Ngập lũ và bệnh kiết lỵ Sau các đợt lũ lụt môi trường sống bị ô nhiễm nặng và kiết lỵ là một loại bệnh thường gặp tại Khoa truyền nhiễm của các bệnh viện. Người bị mắc bệnh chưa phân biệt được nguyên nhân triệu chứng lâm sàng và tác hại của bệnh này để chủ động phòng tránh và có thái độ xử trí một cách đúng đắn khi bị mắc bệnh. Có mấy loại bệnh kiết lỵ Thông thường kiết lỵ là bệnh được gọi bằng một tên chung nhưng thật ra kiết lỵ có hai loại bệnh riêng khác nhau. Bệnh lỵ trực khuẩn Bacillary dysentery do trực khuẩn Shigella thuộc vi khuẩn gram - gây ra. Còn bệnh lỵ amíp Amoebic dysentery do ký sinh trùng loại đơn bào Entamoeba histolytica gây ra. Hai bệnh này có tên chung thường gọi là kiết lỵ nhưng nguyên nhân gây bệnh khác nhau vì vậy cần phân biệt để gọi tên cho chính xác bệnh lỵ trực khuẩn hoặc bệnh lỵ amíp. Triệu chứng lâm sàng bệnh lỵ trực khuẩn và lỵ amíp có khác nhau không Bệnh lỵ trực khuẩn thường cấp diễn. Thời gian ủ bệnh ngắn từ nửa ngày đến 7 ngày. Bệnh khởi phát đột ngột không có triệu chứng báo trước được biểu hiện bằng hai hội chứng nhiễm khuẩn và hội chứng lỵ. Hội chứng nhiễm khuẩn có các triệu chứng lâm sàng như sốt rét run nhức đầu mệt mỏi đau lưng đau khớp. Ở trẻ em có thể có cơn co giật trẻ chán ăn khát nước buồn nôn bạch cầu tăng cao. Hội chứng lỵ có các triệu chứng lâm sàng như đau bụng lúc đầu đau âm ỉ quanh rốn rồi lan ra toàn bụng theo khung đại tràng. Cuối cùng thành cơn đau quặn bụng khu trú ở hố chậu trái làm bệnh nhân muốn đi đại tiện mót rặn và rát hậu môn khi đại tiện mỗi ngày đi đại tiện hơn 10 lần. Lúc đầu phân sền sệt sau loãng dần và rất thối lẫn chất nhầy và máu. Chất nhầy nhiều đục lờ mờ ít khi trong có khi vàng đục như mủ. Máu không tươi mà có màu hồng nhạt hoặc sẫm như máu cá. Chất nhầy và máu hòa lẫn với nhau không có độ bám dính. Hội chứng nhiễm khuẩn thường rút ngắn từ 2 - 4 ngày. Hội chứng lỵ có thể kéo dài từ 5-10 ngày hoặc hơn tùy thể bệnh và cơ địa của bệnh nhân. Ruột bị tổn thương thường phục hồi chậm sau 3 - 4 tuần.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.