Trang phục truyền thống Việt Nam

Việt Nam bao gồm nhiều dân tộc, trong đó người Việt có số dân đông nhất và là một trong những tộc người có gốc tích lâu đời trên dải đất này. Mỗi dân tộc mang đậm nét một bản sắc văn hóa độc đáo. Do đó, trang phục nói chung của từng tộc người nói riêng thật phong phú đa dạng và đầy tính năng qua từng thời kỳ của lịch sử Việt Nam từ trước đến ngày nay.  | TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM Ý nghĩa của trang phục Việt Nam Việt Nam bao gồm nhiều dân tộc, trong đó người Việt có số dân đông nhất và là một trong những tộc người có gốc tích lâu đời trên dải đất này. Mỗi dân tộc mang đậm nét một bản sắc văn hóa độc đáo. Do đó, trang phục nói chung của từng tộc người nói riêng thật phong phú đa dạng và đầy tính năng qua từng thời kỳ của lịch sử Việt Nam từ trước đến ngày nay. Thông qua cái nhìn lịch đại kết hợp với đồng đại, ta thấy trang phục người Việt, từ dạng kiểu đơn sơ, giản dị, đẹp như tâm hồn người Việt cổ tiếp tục phát triển, hài hòa với môi trường khắc nghiệt của thiên nhiên nhiệt đới, khỏe khoắn với bao cuộc chiến tranh chống ngoại xâm liên miên. Trang phục người Việt là một trong những gì thân thiết nhất đối với con người Việt Nam. Sự gắn bó có tâm hồn này chính là điều xuất phát từ những trái tim yêu thương quê hương đất nước. Trang phục là một nhu cầu vật chất quan trọng trong đời sống của nhân dân ta. Với tính chất thực dụng, nó là một sản phẩm; dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại là một tác phẩm. Chức năng cơ bản trước nhất của nó là bảo vệ con người. Về mặt này, trang phục dân tộc Việt đã đạt được hiệu quả cao. Chúng tôi đã bước đầu trình bày về sự chuyên môn hóa các chức năng của trang phục người Việt trong lao động, hội hè, chiến đấu và các mặt khác. Chúng tôi muốn nói thêm: đối với người Việt, trang phục còn có chức năng phòng bệnh, trị bệnh. Với khí hậu ẩm thấp của vùng nhiệt đới gió mùa, bệnh phong thấp phổ biến, người ta chọn gỗ đặc biệt để làm guốc cho người già, vật liệu đặc biệt để làm mũ cho trẻ em. Thắt lưng và trang sức, một vài thứ, cũng có tác dụng đó. Bên cạnh xu hướng này, một xu hướng thường thấy ở người Việt là sử dụng một vật kiêm nhiều chức năng. Chiếc nón lá đã được nhiều người đề cập đến. Chiếc khăn trùm đầu, còn để quàng cổ, vắt vai, làm khăn lau và gặp lúc bất ngờ cũng có khi là vũ khí phòng hộ. Do đó, chúng ta thấy sự ra đời của đôi dép cao su thời kháng chiến chống Pháp chẳng phải là sự kiện

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.