Theo quan điểm Mác xít phẩm chất đạo đức - bộ phận quan trọng trong cấu trúc nhân cách toàn diện của con người . Việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường luôn là vấn đề cần quan tâm. Đồng thời với việc dạy văn hoá các em có ngoan ngoãn chăm chỉ thì mới có thể học tập tốt được, bên cạnh đó việc tiếp thu tốt kiến thức các bộ môn văn hoá là nền tảng xây dựng những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn trong sáng của các em. . | QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ I .LÝ DO . 1. Cơ sở lý luận. Theo quan điêm Mác xít phàm chất đạo đức - bộ phận quan trọng trong cấu trúc nhân cách toàn diện của con người . Việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường luôn là vấn đề cần quan tâm. Đồng thời với việc dạy văn hoá các em có ngoan ngoãn chăm chỉ thì mới có thể học tập tốt được bên cạnh đó việc tiếp thu tốt kiến thức các bộ môn văn hoá là nền tảng xây dựng những phàm chất tốt đẹp trong tâm hồn trong sáng của các em. Giáo dục đạo đức cùng với công tác tư tưởng chính trị trong nhà trường là nhiệm vụ chính trị hàng đầu góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm-nhiệm vụ chuyên môn nhất là trong tình hình hiện nay khi các giá trị truyền thống trong xã hội đang bị xói mòn tệ nạn xã hội đang len lỏi xâm nhập vào nhà trường. Cấp tiểu học - cấp học có vị trí nền móng luật giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Như trường tiểu học là nơi đặt những viên gạch đầu tiên trong việc xây dựng nhân cách toàn diện cho học sinh. Giáo dục đạo đức cho học sinh thế hệ mới - chủ nhân tương lai của nền khoa học công nghệ hiện đại càng có vị trí quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện. Cùng với gia đình xã hội nhà trường có trách nhiệm phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh không đơn thuần trên lý thuyết mà phải truyền thụ trang bị cho các em nguồn tri thức khoa học về tự nhiên xã hội con người cách làm việc trí óc mà còn hướng tới sự tạo dựng phát triển những phàm chất nhân cách giá trị nhân văn đạo đức cho học sinh góp phần hoàn thiện nhân cách phù hợp yêu cầu định hướng xã hội. Phải hình thành cho các em có sự phát triển toàn diện nhân cách đó là sự thống nhất biện chứng giữa đức và tài hay là sự toàn vẹn về phàm chất và năng lực. Sự hài hoà giữa đức và tài có ý nghĩa xã hội có giá trị xã hội con người. Như Bác Hồ nói Có tài mà không có đức là con người vô dụng Có đức mà không có tài làm việc