Trong đời sống kinh tế xã hội hiện nay vẫn còn sự chênh lệch lớn giữa vai trò và vị thế của người phụ nữ. Những định kiến phong kiến vẫn còn tồn tại, phần lớn đều chưa thực sự công nhận vị thế và vai trò của phụ nữ, vẫn luôn tồn tại những kỳ thị trong đánh giá khả năng, đào tạo và đề bạt nữ giới. Do đó, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ chính là việc cấp thiết, có vai trò quan trọng để thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ trong nền kinh tế hiện nay nhằm thúc đẩy bình đẳng giới" để biết thêm nội dung chi tiết. | CAÙC VAÁN ÑEÀ KINH TEÁ Taäp 05 2021 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ trong nền kinh tế hiện nay nhằm thúc đẩy bình đẳng giới Nguyễn Quỳnh Anh - CQ56 T ại Việt Nam bình đẳng giới và bảo đảm quyền của phụ nữ là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước là một trong những chính sách xã hội quan trọng của quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế. Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia ký kết nhiều văn kiện quốc tế về bình đẳng giới quyền của phụ nữ và trao quyền cho phụ nữ. Thực tế chứng minh những đóng góp của phụ nữ không chỉ tạo ra một xã hội tiến bộ văn minh mà còn phát triển chính bản thân người phụ nữ. Tuy nhiên trong đời sống kinh tế xã hội hiện nay vẫn còn sự chênh lệch lớn giữa vai trò và vị thế của người phụ nữ. Những định kiến phong kiến vẫn còn tồn tại phần lớn đều chưa thực sự công nhận vị thế và vai trò của phụ nữ vẫn luôn tồn tại những kỳ thị trong đánh giá khả năng đào tạo và đề bạt nữ giới. Do đó việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ chính là việc cấp thiết có vai trò quan trọng để thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay. Bình đẳng giới và vị thế của lao động nữ ở Việt Nam Năm 2006 Việt Nam ban hành Luật Bình đẳng giới trong đó yêu cầu các cơ quan Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện trách nhiệm của mình trong quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Sau 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào được thế giới ghi nhận và đánh giá cao trong thúc đẩy quyền và sự lãnh đạo của phụ nữ nhất là trong các lĩnh vực y tế giáo dục. Ðiển hình như tỷ lệ đại biểu Quốc hội nữ khóa XIV đạt 26 8 cao hơn mức trung bình 19 của các quốc gia châu Á và 25 của toàn cầu. Tỷ lệ học sinh nam và nữ ở các cấp bậc học luôn ngang nhau. Cơ cấu giới tính phân bố trong lực lượng lao động của Việt Nam tương đối cân bằng với tỷ trọng 52 7 nam giới và 47 3 nữ giới. Một số chỉ số phát triển được cải thiện đưa Việt Nam lên các bậc xếp hạng cao hơn trong cộng đồng quốc tế về BÐG. Theo Báo cáo Phát triển con người năm 2019