Mang - Cấu tạo cơ bản một mang gồm cung mang bằng chất sụn hay xương, khe mang và lá mang. Khe mang do nội bì và ngoại bì hình thành, còn lá mang do ngoại bì. Số khe mang nhiều, ở cá sụn có 5 đôi, ở cá xương có 4 đôi mang đủ và 1 đôi mang giả. Lá mang do vô số sợi mang hợp thành, tạo nên một diện tích rất lớn. | Hệ hô hấp Cá xương Osteichthyes 1. Mang - Cấu tạo cơ bản một mang gồm cung mang bằng chất sụn hay xương khe mang và lá mang. Khe mang do nội bì và ngoại bì hình thành còn lá mang do ngoại bì. Số khe mang nhiều ở cá sụn có 5 đôi ở cá xương có 4 đôi mang đủ và 1 đôi mang giả. Lá mang do vô số sợi mang hợp thành tạo nên một diện tích rất lớn. Ví dụ 1 con cá diếc nặng 10 gam diện tích sợi mang lên đến 1596cm2. Khoang mang có nắp mang che phủ bên ngoài. - Hoạt động hô hấp của cá xương như sau Cá thở được là nhờ cử động của xương nắp mang. Khi cá nâng nắp mang màng da mỏng ở cạnh sau nắp mang dưới tác động của áp suất dòng nước đã bám vào khe mang làm cho áp suất trong trong khoang mang giảm nước qua khoang miệng hầu vào xoang bao mang. Khi nắp mang hạ xuống miệng cá đóng chặt áp suất trong xoang mang tăng và nước thoát ra phía sau qua khe mang. Chính sự thay đoi áp lực sau mỗi lần nâng - hạ nắp mang và đóng -mở miệng cá mà cá có thể hô hấp. Ở cá xương mang được thông khí liên tục bởi một dòng nước liên tiếp đi vào miệng thông qua khe ở hầu thổi qua mang và sau đó thoát ra ở phía sau của nắp mang. Vì nước có ít oxy trên một đơn vị the tích hơn không khí nên cá phải dành một số năng lượng nhất định cho sự thông khí ở mang. Sự sắp xếp các mao mạch trong mang cá cũng tăng cường sự trao đổi khí. Máu chảy theo hướng ngược với hướng nước chảy qua mang. Phương thức này làm cho oxy được chuyển vào máu bởi một quá trình rất hiệu quả gọi là sự trao đổi ngược .