Tham khảo tài liệu 'sốc phản vệ', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | SỐC PHẢN VỆ I. ĐẠI CƯƠNG Sốc phản vệ là phản ứng quá mẫn tức thì đe dọa tính mạng bệnh nhân. Sốc phản vệ do dị nguyên thuốc kết hợp với kháng thể dị ứng của bệnh nhân phóng thích các hóa chất trung gian histamine prostaglandin làm dãn mạch gây sốc. Ngoài biển hiện sốc bệnh nhân còn có thể có dấu hiệu khó thở do phù nề thanh quản hoặc khò khè do co thắt phế quản. Nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Các chất gây phản ứng phản vệ thường là kháng sinh SAT thuốc cản quang có Iode ong đốt thức ăn. II. CHẨN ĐOÁN 1. Công việc chẩn đoán a Hỏi bệnh Tiền sử dị ứng suyễn chàm viêm mũi dị ứng dị ứng khi tiếp xúc với thuốc thức ăn. Bệnh sử mới tiếp xúc vài phút đến vài giờ với chất lạ. b Khám lâm sàng Ngoài da nổi mề đay đỏ da ngứa. Biểu hiện tuần hoàn tình trạng sốc phản vệ với mạch nhanh huyết áp thấp tay chân lạnh vật vã bức rức. Biểu hiện hô hấp nghẹt mũi khó thở thanh quản khò khè tím tái. Biểu hiện tiêu hóa ói mửa tiêu chảy đau bụng. 2. Chẩn đoán xác định Phản ứng phản vệ nổi mề đay đỏ da ngứa đau bụng nôn ói than mệt nhưng mạch và huyết áp bình thường. Sốc phản vệ Có biểu hiện sốc. 3. Chẩn đoán phân biệt Đau khi tiêm bắp khóc mạch chậm huyết áp bình thường. Hạ đường huyết xa bữa ăn tay chân lạnh vã mồi hôi mạch huyết áp bình thường. Dị ứng nổi mề đay xuất hiện chậm sau vài giờ hay vài ngày không có dấu hiệu khác kèm theo. III. ĐIỀU TRỊ 1. Nguyên tắc điều trị Ngưng thuốc dị nguyên gây sốc. Đảm bảo thông khí tốt và cung cấp oxy. Tiêm Adrenaline. Phòng ngừa. 2. Điều trị cấp cứu Cho bệnh nhân nằm đầu phẳng trợ hô hấp Nếu BN ngưng thở nhanh chóng thông đường thở bóp bóng qua mask và đặt NKQ giúp thở. Nếu có ngưng tim phải ấn tim ngoài lồng ngực. Thở oxy sau tiêm .