-Mong muốn xây dựng hoặc duy trì mối quan hệ. b - Chiến lược “Thỏa hiệp” Khi nhận thấy một giải pháp để đạt được kết quả “thắng-thắng” là không có thể, người đàm phán hướng tới một kết quả bao gồm một phần nhỏ thắng lợi và một phần nhỏ thua thiệt, cả 2 đều liên quan đến mục tiêu và quan hệ của các bên. Sự thuyết phục và lôi kéo có ảnh hưởng lớn đến kiểu này. Mục đích là tìm ra một số cách có thể dùng được chấp nhận mà nó phần nào làm hài. | -Mong muốn xây dựng hoặc duy trì mối quan hệ. b - Chiến lược Thỏa hiệp Khi nhận thấy một giải pháp để đạt được kết quả thắng-thắng là không có thể người đàm phán hướng tới một kết quả bao gồm một phần nhỏ thắng lợi và một phần nhỏ thua thiệt cả 2 đều liên quan đến mục tiêu và quan hệ của các bên. Sự thuyết phục và lôi kéo có ảnh hưởng lớn đến kiểu này. Mục đích là tìm ra một số cách có thể dùng được chấp nhận mà nó phần nào làm hài lòng cả 2 thế thỏa hiệp có nghĩa là cả 2 bên chấp nhận và thực hiện một quan điểm thắng ít- thua ít . Chiến lược Thoả hiệp sử dụng tốt nhất khi -Vấn đề là quan trọng nhưng không thể giải quyết được. -Mối quan hệ là quan trọng nhưng không thể hòa giải. -Các bên có sức mạnh ngang nhau cùng muốn đạt được những mục đích duy nhất. .-Cần đạt được cách giải quyết tạm thời đối với những vấn đề phức tạp. .-Cần tìm ra một giải pháp thích hợp vì áp lực thời gian. -Chỉ có một sự lựa chọn duy nhất chứ không có giải pháp nào khác. c - Chiến lược Hòa giải Cách tiếp cận của người đàm phán đối với xung đột là cần phải duy trì mối quan hệ cá nhân bằng bất cứ giá nào có liên quan rất ít hoặc không có liên quan gì đến mục đích của các bên. Nhượng bộ thỏa hiệp vô nguyên tắc và tránh xung đột được nhìn nhận như là cách để bảo vệ quan hệ. Đây là sự chịu thua hoặc kết quả thua- thắng mà quan điểm của người đàm phán là chịu thua cho phép bên kia thắng. Chiến lược Hoà giải sử dụng tốt nhất khi -Nhận thấy mình sai. -Mong muốn được xem là người biết điều. -Vấn đề quan trọng hơn đối với phía bên kia. -Mong muốn tạo được tín nhiệm cho những vấn đề sau. -Muốn giảm đến mức tối thiểu thiệt hại khi ở thế yếu. -Sự hòa thuận và ổn định là quan trọng hơn. d - Chiến lược Kiểm soát Người đàm phán tiếp cận với xung đột là để nắm được những bước cần thiết và đảm bảo thỏa mãn được mục đích cá nhân cho dù tiêu phí mối quan hệ. Xung đột được xem như là một lời tuyên bố thắng cần thắng lợi bằng bất cứ cách nào. Đây là một cách giải .