Bình luận và giới thiệu khái quát 25 nguyên tắc cơ bản của Uỷ Ban Basel về Thanh tra - Giám sát Ngân hàng

Uỷ ban Basel về giám sát nghiệp vụ ngân hàng là một Uỷ ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập bởi các Thống đốc Ngân hàng Trung ương của nhóm G10, năm 1975. Uỷ ban này bao gồm đại diện cao cấp của các cơ quan giám sát nghiệp vụ ngân hàng và bản thân ngân hàng TƯ của các nước Bỉ, canda, Pháp, Đức, Italia, Nhật bản, Hà Lan, Thuỵ điển, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Uỷ ban tổ chức họp thường niên tại trụ sở Ngân hàng thanh toán | Các Nguyên tắc cơ bản Basel được soạn thảo là một tài liệu tham chiếu dành cho chuyên gia giám sát và cán bộ khác ở các quốc gia và cả trên phạm vi quốc tế. Các nguyên tắc này sẽ giúp ích nhiều cho chuyên gia giám sát của các quốc gia, nhiều chuyên gia đã và đang tích cực vận dụng để nâng cao hiệu quả của hệ thống giám sát hiện tại. Các nguyên tắc này đã được thiết kế cho các chuyên gia giám sát, nhóm giám sát khu vực và thị trường nói chung, dễ áp dụng và kiểm chứng. Uỷ ban Basel sẽ cùng với các tổ chức liên quan khác đóng vai trò nhất định trong việc giám sát tiến độ của các quốc gia trong việc áp dụng các Nguyên tắc này. Uỷ ban cũng đã đề nghị IMF, WB và các tổ chức liên quan khác áp dụng các Nguyên tắc này trong quá trình hỗ trợ cho các nước nâng cấp hệ thống giám sát trong nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế vĩ mô và ổn định thị trường tài chính toàn cầu. Việc thực hiện Nguyên tắc này được tổng kết tại cuộc Hội thảo Quốc tế của Giám sát viên Ngân hàng tổ chức vào tháng 10 năm 1998 và hai năm một lần sau đó.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.