Ẩn mình dưới chân các tòa nhà cao tầng, nhiều dãy phố sang trọng với đèn màu rực rỡ là những căn nhà không thể gọi là nhà. Cư dân sống ở nơi này hoặc suốt ngày phơi lưng ngoài trời hoặc cả ngày không hề thấy ánh mặt trời | NHÀ Ổ CHUỘT: NỔI TRÔI NHỮNG PHẬN NGƯỜI I 1925 từ Ẩn mình dưới chân các tòa nhà cao tầng, nhiều dãy phố sang trọng với đèn màu rực rỡ là những căn nhà không thể gọi là nhà. Cư dân sống ở nơi này hoặc suốt ngày phơi lưng ngoài trời hoặc cả ngày không hề thấy ánh mặt trời. Họ đang tồn tại trong các khu dân cư nghèo, nhếch nhác, hình thành tự phát dọc những con kênh ô nhiễm, lụp xụp. Thế giới đó ẩn chứa biết bao hiểm họa, từ đói nghèo, bệnh tật, ma túy đến mại dâm, trộm cắp, thất học. THAY PHIÊN NHAU NGỦ Gần hộ dân ở P5Q4 Ít ai nghĩ quận 3 ở TPHCM lại là nơi có nhà ổ chuột bởi vị phải sống trong môi trường trí trung tâm của nó. Thế nhưng khi bước vào những con như thế này hẻm chỉ một người đi lọt, tối thui, mùi tanh bốc lên nồng nặc thì cuộc sống của những người ẩn cư ở khu vực Rạch Bùng Binh thuộc phường 10, quận 3 như một bức tranh màu xám! Từ đường CMT8 rẽ vào con hẻm đối diện CLB Lan Anh, đi lòng vòng trong khu vực đó người ta sẽ thấy sự giàu nghèo chỉ cách nhau vài mét. Vòng qua nhiều hẻm nhỏ, chúng tôi đến nhà của chị em Huỳnh Thị Nở, Huỳnh Thị Lan. Các chị đã sống ở đây từ những năm 80 của thế kỷ trước. Căn “nhà” bề ngang chưa đến 1,5 mét, dài khoảng 5-6 mét, được “xây” bằng những mảnh gỗ mục và tôn cũ ghép lại. Đập vào mắt chúng tôi là một cái cũi dùng để ngủ thay giường, ép sát vào tường, được chế tạo cho đứa con trai 12 tuổi của chị Lan. Có một nơi trú thân như thế cho cả gia đình gồm 12 người này đã là may mắn lắm rồi. Người dân cùng chung cảnh ngộ đã xem cái góc khuất đó là nhà của các chị, đương nhiên có số nhà và hộ khẩu hẳn hoi. Từ ngoài nhìn vào nó rất giống một cái chuồng bò. Thế nhưng căn nhà đó chứa đến 12 con người. Dưới đất là các vật dụng như bếp than, chiếc xe đạp cũ, vài bộ quần áo nhàu nát, những chiếc ấm nhôm méo mó và dây nhợ chằng chịt treo đủ thứ lỉnh kỉnh; còn khoảng trống bên cạnh với manh chiếu và chiếc gối đã xỉn màu cuộn tròn lại là chỗ ngủ cho bà cụ gần 70 tuổi ngày ngày đi lượm ve chai. Chồng chị Lan đạp xích lô, thường ngủ