cải lương tư sản, dân tộc hẹp hòi, làm cho giai cấp công nhân thấy được sứ mạng lịch sử của mình. Nhờ đó phong trào công nhân Thành phố ngày càng mạnh, . | SỰ TRUYỀN BÁ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀO VIỆT NAM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRONG CÔNG NHÂN VÀ CÁC TẦNG LỚP NHÂN DÂN QUẬN 1 Từ sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, mầm mống của một nền sản xuất mới, sản xuất tư bản chủ nghĩa đã dần dần manh nha ở Việt Nam và dấu hiệu rõ ràng nhất đã xuất hiện trên địa bàn Quận 1. Tình hình này đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của Quận kéo theo sự xuất hiện của các lực lượng xã hội mới. Điều đó có tác động sâu sắc đến tính chất của các phong trào đấu tranh yêu nước, đấu tranh cách mạng từ đây về sau. Nhân dân Quận 1 có vinh dự được sống ngay trung tâm của một đô thị phát triển mạnh nhất ở phía Nam, đã từng ít nhiều trực tiếp tham gia hay chứng kiến cuộc đấu tranh sục sôi nhân dân Bến Nghé - Sài Gòn trong gần nửa thế kỷ chống phong kiến, thực dân. Từ phong trào Văn Thân - Cần Vương đến Đông Du, Duy Tân, Đông Kinh nghĩa thục, Thiên địa hội, Cao vọng Đảng . đã từng chiến đấu, hy sinh và chứng kiến tinh thần yêu nước, quật khởi của các bậc sĩ phu, trí thức yêu nước, công nhân, lao động trong các cuộc nổi dậy; đồng thời cũng trực tiếp nhìn thấy ách thống trị hà khắc và sự đàn áp tàn khốc, đẫm máu của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Từ đó, nhân dân Quận 1 cũng như đồng bào cả nước khát khao sự xuất hiện của một vị cứu tinh, một lực lượng chính trị mới có đủ tài năng, trí tuệ để cứu nước, giải phóng nhân dân. Giữa lúc đó, thầy giáo Nguyễn Tất Thành xuất hiện và dừng chân trên mảnh đất này trước khi ra đi tìm đường cứu nước. Về sau này, trong hồi ký của mình, cụ Lê Mạnh Trinh, một chiến sĩ cách mạng lão thành đã từng tìm đến Quận 1 để gặp cụ Phó Bảng, đã tâm sự: “Chúng tôi như những con kiến bò quanh miệng chén, không tìm được đường ra. Cách mạng Việt Nam mong chờ một vị cứu tinh, một lãnh tụ mới, giống như nắng hạn mong mưa”. Ngôi nhà 100/5 đường Cô Bắc (thuộc Phường Cô Giang) là nơi cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc và thầy giáo Nguyễn Tất Thành trú ngụ một thời gian. Trong mấy tháng ở đây, .