TÌM CÁCH BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU-PHẦN 1

Hiện nay Việt Nam chưa có định nghĩa pháp lý về thương hiệu và trên thực tế có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm thương hiệu. Nhưng có thể nói một cách tương đối rằng thương hiệulà một khái niệm rộng bao hàm nhiều yếu tố để nhận diện một doanh nghiệp (DN) bao gồm tên thương mại, nhãn hiệu, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, phong cách kinh doanh, danh tiếng DN. | TÌM CÁCH BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU-PHẦN 1 Hiện nay Việt Nam chưa có định nghĩa pháp lý về thương hiệu và trên thực tế có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm thương hiệu. Nhưng có thể nói một cách tương đối rằng thương hiệulà một khái niệm rộng bao hàm nhiều yếu tố để nhận diện một doanh nghiệp DN bao gồm tên thương mại nhãn hiệu biểu tượng kinh doanh khẩu hiệu kinh doanh phong cách kinh doanh danh tiếng DN. Như vậy có thể thấy nhãn hiệu được bao hàm trong khái niệm thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu đã trở thành vấn đề sống còn của DN bởi phần lớn DN Việt Nam có quy mô vừa nhỏ và rất nhỏ khả năng định vị trên thị trườngcòn yếu. Hiện tại chính là thời điểm các DN Việt Nam cần tìm cách nâng cao uy tín và thương hiệu để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường mà trước hết là thị trường trong nước. Việc xây dựng thương hiệu hiện nay đã không còn là chuyện của các DN mới thành lập mà ngay cả những DN có thương hiệu đã nổi tiếng có tuổi đời hàng chục năm cũng sẵn sàng thay đổi hệ thống nhận dạng thương hiệu của mình cho phù hợp với chiến lược phát triển của DN trong từng giai đoạn. Trong tiến trình xây dựng thương hiệu các DN cũng cần quan tâm đến việc bảo vệ thương hiệu của DN mình. Việc bảo vệ thương hiệu bao gồm khía cạnh xác lập quyền sở hữu trí tuệ SHTT và thực thi quyền SHTT. Việc xác lập quyền SHTTđược thực hiện theo Luật về SHTT 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Như được quy định trong Điều 6 Luật SHTT 2005 nhãn hiệu được bảo hộ trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký Cục SHTT cấp trong khi đó tên thương mại được bảo hộ trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó. Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ trên cơ sở sử dụng không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký. Và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHTT còn được xác lập trên cơ sở pháp luật cạnh tranh. Các quy định về thực thi quyền SHTT được đề cập chủ yếu trong pháp luật về SHTT pháp luật về cạnh tranh và Bộ luật Hình sự 1999. Điều 129 Luật SHTT quy định các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.