Nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, song song với sự tiến bộ của Khoa học – Kỹ thuật, sự phát triển của Kinh tế – Xã hội, cũng như việc lạm dụng quá mức các nguồn tài nguyên con người đã làm cho môi trường sống của chính mình bị thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Những năm gần đây nhân loại đã phải quan tâm nhiều đến vấn đề ô nhiễm môi trường không khí đó là: sự biến đổi của khí hậu – nóng lên toàn cầu, sự suy giảm tầng ôzôn và mưa axít. Trong. | Những năm cuối của thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 đã và đang để lại những di chứng của các sự kiện cực đoan: Băng tan, mực nước biển dâng, bão tố, sóng thần, động đất, mưa axít, hiệu ứng nhà kính , liên tiếp xảy ra trên thế giới, rung lên một hồi chuông cảnh báo về môi trường sống của con người. Hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí là rất lớn Vậy, để ngăn ngừa và giải quyết các hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí, chúng ta phải thực hiện việc khống chế ô nhiễm môi trường không khí. Khống chế ô nhiễm môi trường không khí bao gồm các biện pháp hành chính, luật pháp và kỹ thuật nhằm giảm đến mức cho phép nồng độ ô nhiễm thải vào không khí. Ngoài ra tham gia các Công ước quốc tế như: Công ước Viên về bảo vệ tầng ozon, Nghị định thư Kyoto về giảm thiểu phát thải khí nhà kính, Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng bằng các hành động cụ thể như: các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường, di dời các nhà máy gây ô nhiễm vào các khu công khu công nghiệp tập trung, xây dựng các chương trình quan trắc chất lượng không khí, trồng cây và bảo vệ cây xanh.