Lịch sử thế giới cổ trung CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ CHẾ ÐỘ CÔNG XÃ NGUYÊN THỦY TRÊN THẾ GIỚI I. SỰ XUẤT HIỆN CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI dụng của lao động trong quá trình biến hóa từ vượn đến người Căn cứ vào những thành tựu nghiên cứu của các ngành địa chất học, cổ sinh vật học và khảo cổ học, chúng ta biết rằng ở thời đại tối cổ, trên trái đất chưa có loài người. Sự xuất hiện loài người trên trái đất là, do sự tiến hóa của các giống động vật từ thấp lên cao. . | Lịch sử thê giới cô trung CHƯƠNG 1 LỊCH SỬ CHẾ ĐỘ CÔNG XÃ NGUYÊN THỦY TRÊN THẾ GIỚI I. SỰ XUẤT HIỆN CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI 1. Tác dụng của lao động trong quá trình biến hóa từ vượn đến người Căn cứ vào những thành tựu nghiên cứu của các ngành địa chất học cổ sinh vật học và khảo cổ học chúng ta biết rằng ở thời đại tối cổ trên trái đất chưa có loài người. Sự xuất hiện loài người trên trái đất là do sự tiến hóa của các giống động vật từ thấp lên cao. Bản thân loài người là một giống động vật cao cấp nhất. Chân lý ấy mãi đến thế kỷ XIX mới được nhà sinh vật học người Pháp Lamarck phát hiện ra. Tiếp theo đó ở Anh lại có nhà sinh vật học nổi tiếng Darwin ông khẳng định rằng người là do một loài vượn cổ biến hóa thành. Tổ tiên của loài người là một loài vượn ngày xưa đã sớm tuyệt chủng. Tác phẩm naỳ lúc mới ra đời bị nhiều người công kích kịch liệt. Lamarck và Darwin đã vạch ra một cách đúng đắn nguồn gốc loài người vẫn chưa giải quýêt một cách thỏa đáng vấn đề vươn tiến lên người như thế nào Bởi vậy phải đợi đến F. Ăng-ghen chúng ta mới có được câu trả lới. Ăng-ghen đã nêu cho chúng ta thấy động lực chân chính của sự biến hóa từ vượn đến người là lao động. Ông khẳng định chính lao động đã sáng tạo ra bản thân con người. 2. Những bằng chứng khoa học về nguồn gốc của loài người Quá trình từ vượn tiến lên người phát sinh từ lúc nào Ở nơi nào Đối với vấn đề này các nhà nhân loại học và khảo cổ học chưa đi đến một kết luận thật dứt khoát nhưng theo sự suy đoán chung thì như sau Ba bốn triệu năm về trước ở miền rừng nhiệt đới châu Á và châu Phi đã từng sinh sống một loài vượn cổ gọi là driopithèque tổ tiên chung của loài người và loài vượn. Việc phát hiện ra xương hóa thạch của vượn driopithèque đã chứng minh một cách hùng hồn giả thuyết khoa học của Đa-uyn về nguồn gốc loài người là từ một loài vượn cổ mà ra bởi vì lần đầu tiên nó cho ta một khái niệm cụ thể về hình dáng thực của loài vượn cổ tổ tiên của loài người. Nhưng việc có ý nghĩa khoa học lớn hơn và gây hứng