NGHỆ THUẬT CỒNG CHIÊNG VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI MƯỜNG HÒA BÌNH

Con đường nghiên cứu văn hóa Mường theo hướng nêu bật tính thống nhất trong sự đa dạng của một cội nguồn giữa người Mường và người Kinh nhằm dựng lại nền văn hóa Việt – Mường trong bối cảnh Đông Nam Á thời sơ sử đã và đang được nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực đi sâu nghiên cứu trên quan điểm tổng thể và phương pháp tiếp cận liên ngành. | 1 NGHỆ THUẬT CỒNG CHIÊNG VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI MƯỜNG HÒA BÌNH Phạm Đức Dương* 1. Con đường nghiên cứu văn hóa Mường theo hướng nêu bật tính thống nhất trong sự đa dạng của một cội nguồn giữa người Mường và người Kinh nhằm dựng lại nền văn hóa Việt – Mường trong bối cảnh Đông Nam Á thời sơ sử đã và đang được nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực đi sâu nghiên cứu trên quan điểm tổng thể và phương pháp tiếp cận liên ngành. Nhiều khám phá bước đầu cùng với những giả thiết khoa học đã được giới nghiên cứu trong và Hòa tấu cồng chiêng Mường, Hòa Bình ngoài nước quan tâm, nhiều cứ liệu khoa học đã giúp cho người Mường hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn quá khứ cũng như vai trò và vị trí của tổ tiên họ trong quá trình tích hợp văn hóa tộc người ở Việt Nam. Về phương diện dân tộc học, văn hóa dân gian, sử học, ngôn ngữ học chúng ta đã có nhiều công trình sưu tầm rất có giá trị như sử thi “Đẻ đất đẻ nước” với hàng vạn câu thơ. Giáo sư Từ Chi, một nhà dân tộc học xuất sắc đã dành trọn đời mình cho việc nghiên cứu dân tộc Mường. Bằng phương pháp điền giã dân tộc học, giáo sư Từ Chi đã có nhiều phát hiện mới góp phần làm sáng tỏ xã hội Mường và mối quan hệ cội nguồn giữa hai dân tộc Mường và Việt, nhất là thông qua việc phân tích ruộng Lang, cạp váy Mường và vũ trụ luận Mường qua đám tang (Người Mường ở Hòa Bình, Hội khoa học Lịch sử xuất bản, HN, 1997) Về phương diện ngôn ngữ học, với những cứ liệu mới của các ngôn ngữ bị biệt lập trong nhóm Việt – Mường (Mày, Rục, Sách, Arem, Mã Liềng, Poọng, Cọi ) chúng tôi đã dựng lại ngôn ngữ tiền Việt – Mường (tức là Môn Khmer) và quá trình từ tiền Việt – Mường đến Việt – Mường chung và sau đó Việt tách khỏi Mường. Ngôn ngữ Việt – Mường chung giả thiết được hình thành trong quá trình nhóm tiền Việt – Mường (cư dân Môn Khmer làm rẫy trên núi) di chuyển đến đồng bằng Bắc bộ và cộng cư lâu dài với người Tày cổ làm ruộng nước quanh vịnh Hà Nội. Đó là một ngôn ngữ pha trộn (tích hợp) nhiều yếu tố ngôn ngữ ở Đông Nam Á, nhưng sự giao thoa được

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
12    26    1    30-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.