Lịch sử thế giới cổ trung CHƯƠNG II : LỊCH SỬ CHIẾM HỮU NÔ LỆ PHƯƠNG ÐÔNG CỔ ÐẠI A. KHÁI QUÁT VỀ CÁC QUỐC GIA CỔ ÐẠI PHƯƠNG ÐÔNG Châu Á và Ðông - bắc bộ Châu Phi là những nơi phát nguyên của những nền văn minh cổ kính nhất của loài người. Ở đây đã từng phát sinh và phát triển những quốc gia chiếm hữu nô lệ tối cổ, xây dựng trên sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy và sự phân cghia xã hội thành giai cấp. . | Lịch sử thế giới cổ trung CHƯƠNG II LỊCH SỬ CHIẾM HỮU NÔ LỆ PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI A. KHÁI QUÁT VỀ CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG Châu Á và Đông - bắc bộ Châu Phi là những nơi phát nguyên của những nền văn minh cổ kính nhất của loài người. Ở đây đã từng phát sinh và phát triển những quốc gia chiếm hữu nô lệ tối cổ xây dựng trên sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy và sự phân cghia xã hội thành giai cấp. Những nền văn minh cổ kính đó trước sau đã lần lượt xuất hiện trên lưu vực những con sông lớn đó là lưu vực sông Nin ở Ai - cập lưu vực Lỡng-Hà tạo nên bởi hai con sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát chảy ra vịnh Ba Tư lưu vực hai con sông Ân và sông Hằng bồi đắp nên đồng bằng Bắc Ân-độ và lưu vực hai con sông Hoàng-hà và Trường-giang tạo nên vùng đồng bằng Hoa-bắc rộng lớn và phì nhiêu. Các quốc gia cổ đại phương Đông đều có những đặc trưng chung của một xã hội chiếm hữu nô lệ ví như việc phân chia xã hội thành hai giai cấp đối kháng giai cấp quý tộc chủ nô thống trị và giai cấp nô lệ bị áp bức bóc lột một cách tàn nhẫn và thô bạo các quốc gia đó cũng có nhiều đặc điểm riêng làm cho người ta có thể phân biệt chúng với các quốc gia chiếm hữu nô lệ phương Tây tức Hy-lạp và La-mã cổ đại mà những đặc điểm riêng biệt đó chủ yếu là như sau Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời ở thời kỳ mà sức sản xuất xã hội đang còn ở trình độ thấp kém. Trình độ sản xuất thời ấy không cho phép các quốc gia đó phát triển chế độ chiếm hữu nô lệ một cách thành thụ và điển hình. Sự tồn tại dai dẳng của những tổ chức công xã nông thôn tàn tích của chế độ xã hội thị tộc thời nguyên thủy và sự phát hội cổ đại phương Đông. Sự bảo tồn lâu dài của chế độ nô lệ gia trưởng việc sử dụng lao động của nô lệ chưa được phổ cập trong các ngành sản xuất xã hội và vai trò của nô lệ trong sản xuất kinh tế chưa chiếm địa vị chủ đạo. Sự xuất hiện và phát triển của một hình thức tổ chức nhà nước đặc biệt nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền mạnh mẽ gọi là chủ nghĩa chuyên chế phương Đông mà