Kinh tế và chính trị là hai lĩnh vực trọng yếu nhất của đời sống xã hội. Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị cũng là những nội dung quan trọng và nổi bật nhất trong tiến trình đổi mới ở nước ta trong hơn 20 năm nay và chắc chắn còn diễn ra lâu dài về sau. Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là một trong những mối quan hệ cốt lõi, chẳng những thuộc về lý luận đổi mới, phát triển và hiện đại hoá xã hội mà còn là nội dung hợp thành lý. | . Có đảm bảo được an sinh thì mới yên dân và quy tụ được lòng dân, sức dân, nhờ đó mới ổn định được chính trị và ổn định xã hội. Việt Nam tiến hành đổi mới trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới đang lâm vào trì trệ, khủng hoảng. Liên Xô và Đông Âu đồng loạt cải tổ, Trung Quốc thì tiến hành cải cách. Khi cải tổ thất bại, Liên Xô và Đông Âu đổ vỡ thể chế, tình hình càng trở nên khó khăn, phức tạp, thách thức về tồn tại và phát triển càng nghiêm trọng. Vào thời điểm ấy (89-91-93), ở Việt Nam vẫn đang diễn ra khủng hoảng, còn đang thử nghiệm cơ chế thị trường và bước đầu đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá, xây dựng một cơ cấu kinh tế hàng hoá nhiều thành phần để giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất. Song sự biến ở Liên Xô và Đông Âu làm cho nước ta mất gần hết các thị trường, các bạn hàng truyền thống trong hoạt động kinh tế đối ngoại, xuất nhập khẩu. Đế quốc Mỹ và phương Tây vẫn tiếp tục bao vây cấm vận. Những khoản viện trợ không hoàn lại theo tinh thần chủ nghĩa quốc tế không còn nữa. Chúng ta phải tự lực, phải sống bằng chính sức lực của mình chứ không phải như trước đây, một thời gian dài, trong chiến tranh, sống bằng viện trợ quốc tế. Những yếu kém thực sự của nền kinh tế, của quản lý kinh tế ở nước ta mới bộc lộ đầy đủ, lại bộc lộ trong một tình thế nguy hiểm là mất chỗ dựa từ hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới với Liên Xô là thành trì và trụ cột. Trong tình thế nguy hiểm đó, thực tiễn đổi mới của Việt Nam dù mới khởi động vài ba năm đầu đã cho thấy,