Từ lâu, Kinh Dịch được coi là một kỳ thư đã tạo nên sự bí ẩn hàng thiên niên kỷ “ là hiện tượng lạ trong lịch sử học thuật thế giới”. Kinh Dịch là bộ sách tối cổ ra đời từ rất sớm, những thành tố tư tưởng sơ khai của nó đã xuất hiện khi Socrate, Heraclit ở Hy Lạp chưa được sinh ra, và Veda cùng Upanisad ở Ấn Độ vẫn chưa hình ở Trung Quốc, Kinh Thi và Kinh Thư cũng không có nguồn gốc sâu xa bằng nó | Ta có thể thấy rõ ràng nhiều học phái khác nhau ở các thời đại luôn sử dụng các khái niệm học thuyết của Dịch làm cứu cánh cho học thuyết của mình như âm- dương, càn- khôn, sinh – hóa, thời- thế, động- tĩnh, cùng- cực, trung- hòa, nhân- chính Đồng thời, họ chịu ảnh hưởng rất lớn của các quy luật trong Dịch: luật biến hóa, luật âm dương, luật phản phục Trong lịch sử triết học Trung Quốc cổ đại, Kinh Dịch là số ít các tác phẩm hiếm hoi cho chúng ta thấy bức tranh tổng thể thống nhất biện chứng về thế giới và con người. Với các nhà làm Dịch, tư tưởng biện chứng là tư tưởng bao trùm toàn bộ tác phẩm. Khác với nhiều tác phẩm luân lí và chính trị cùng thời, Kinh Dịch là tác phẩm đề cập đến một số lượng tần suất tương đối lớn: vấn đề nguồn gốc hình thành của vũ trụ vận vật, các quy luật cơ bản của thế giới đó cũng như vị trí và vai trò của con người trong thế giới ấy. Kinh Dịch cho chúng ta thấy: thế giới là một chỉnh thể thống nhất, có sự tác động biện chứng qua lại lẫn nhau theo quy luật và ngay bản thân con người cũng là một phần không thể thiếu trong thế giới đó. Con người chính là một “ tiểu vũ trụ” ( con người cũng là một vũ trụ thu nhỏ), số phận của con người cũng có thể dự đoán được trên cơ sở của các quẻ Bát Quái trong Kinh Dịch.