Cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO và những đòi hỏi ngày càng cao đối với nguồn nhân lực quốc gia để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, vai trò của việc dạy tiếng Anh trong chương trình giáo dục của Việt Nam đang trở thành một vấn đề nóng bỏng. Và một câu hỏi không còn gì là mới mẻ lại được đặt lên bàn nghị sự của các nhà lãnh đạo ngành giáo dục của Việt Nam, đó là “Tại sao học sinh, sinh viên Việt Nam học tiếng Anh. | HỌC TIẾNG ANH 10 NĂM TRONG TRƯỜNG KHÔNG SỬ DỤNG ĐƯỢC: ĐÂU LÀ NGUYÊN NHÂN, VÀ CÓ CHĂNG MỘT GIẢI PHÁP? TS. Vũ Thị Phương Anh TT KT&ĐGCLĐT Đại học Quốc gia TP. HCM Tóm tắt Cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO và những đòi hỏi ngày càng cao đối với nguồn nhân lực quốc gia để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, vai trò của việc dạy tiếng Anh trong chương trình giáo dục của Việt Nam đang trở thành một vấn đề nóng bỏng. Và một câu hỏi không còn gì là mới mẻ lại được đặt lên bàn nghị sự của các nhà lãnh đạo ngành giáo dục của Việt Nam, đó là “Tại sao học sinh, sinh viên Việt Nam học tiếng Anh trong nhà trường từ phổ thông đến đại học tổng cộng trên dưới 10 năm mà vẫn không thể sử dụng được?” Câu hỏi đã cũ này chẳng phải là chưa bao giờ được trả lời. Chỉ riêng trong thập niên 1996-2006, nhiều biện pháp cải cách khác nhau đã được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học tiếng Anh trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân (Đỗ Huy Thịnh, 2006). Có thể nói, hầu hết mọi khía cạnh của việc dạy và học tiếng Anh ở mọi trình độ và mọi bậc học đều đã trải qua những thay đổi lớn, từ việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, đổi mới phương pháp dạy và học, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và tài liệu tham khảo, cải cách chương trình, tăng thời lượng giảng dạy, thay đổi giáo trình, cho đến việc cải cách phương pháp kiểm tra đánh giá và công nhận trình độ của người học. Tuy nhiên, kết quả của tất cả những nỗ lực nói trên chỉ đem lại những kết quả nhỏ nhoi so với yêu cầu của thực tế, và năng lực sử dụng tiếng Anh hạn chế của nguồn nhân lực Việt Nam vẫn là một trở lực lớn cho quá trình hội nhập kinh tế của đất nước. Nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Bài viết này nhằm đưa ra một cách lý giải mới cho sự kém hiệu quả của việc dạy và học tiếng Anh cũng như các nỗ lực cải cách tại Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đưa ra đề xuất cho một giải pháp khả thi để cải thiện tình hình trong thời gian tới. --------------------- Theo quan điểm của người viết, sự kém