Bò sát thường đẻ trứng vào trong hốc đất thiên nhiên, khe đá hoặc do con cái đào. Vài loài thằn lằn (tắc kè, thạch sùng) đẻ trứng ở nơi kín đáo, khe đá, hốc cây và trứng dính vào đá hay vỏ cây. | Nơi đẻ bảo vệ và chăm sóc trứng - Bò sát thường đẻ trứng vào trong hốc đất thiên nhiên khe đá hoặc do con cái đào. Vài loài thằn lằn tắc kè thạch sùng đẻ trứng ở nơi kín đáo khe đá hốc cây và trứng dính vào đá hay vỏ cây. Rắn cái sau khi có chửa sắp đến ngày đẻ thường tìm đến hốc cây khe đá dưới đống lá rụng bụi cây. Các loài bò sát sống ở nước cá sấu rùa . cũng lên cạn để đẻ. Đồi mồi bò lên bãi cát bới cát thành hốc đẻ trứng vào hốc lấp hốc lại. Các cá thể cái cùng loài thường tìm đến một nơi để đẻ trứng vì nơi đó có nhiệt độ độ ẩm thích hợp cho trứng của loài đó phát triển. Vì vậy có lúc người ta phát hiện và thu được nhiều trứng đồi mồi rắn rùa. ở một khu vực hẹp. - Thời gian trứng nở thay đổi tuỳ loài tuỳ theo nhiệt độ môi trường từ 30 - 120 ngày. Vài loài thằn lằn cần 30 ngày để trứng nở tắc kè cần 100 ngày. Trứng rắn nở sau 66 - 85 ngày rùa từ 30 - 60 ngày. Riêng giống Chủy đầu Hatteria trứng cần 15 tháng mới nở. - Hiện tượng chăm sóc trứng thay đổi tùy loài. Một số loài bò sát như thạch sùng kỳ đà. sau khi đẻ trứng trong các hang hốc không biết chăm sóc ổ trứng mà ngay khi con mới nở cũng không biết chăm sóc và bảo vệ con đôi khi ăn cả con. Một số loài bò sát như cắc kè Calotes versicolor biết dùng đầu để xóa sạch những vết tích của hang chứa trứng. Vích đồi mồi sau khi đẻ xong cũng biết xóa sạch dấu vết bằng cách dùng cát lấp hố lại. Rùa đào hang rất tài rùa .