Khi trẻ sinh ra, trong cơ thể đã có sẵn một lượng kháng thể mẹ cho qua nhau thai để giúp trẻ chống lại bệnh tật. Sau sinh, kháng thể chống bệnh này giảm dần một cách nhanh chóng, giảm rất nhiều lúc trẻ 4-6 tháng tuổi và gần như biến mất lúc trẻ 9 tháng. Trong khi đó, miễn dịch chống bệnh do tự cơ thể trẻ tạo ra còn thấp và thường chỉ hoàn thiện khi trẻ được 3-4 tuổi. Bên cạnh đó, trẻ cũng tăng tiếp xúc với nguồn bệnh ở môi trường xung quanh và dễ. | Dinh dưỡng giúp trẻ khỏe mạnh trong thời kỳ ăn dặm Khi trẻ sinh ra trong cơ thể đã có sẵn một lượng kháng thể mẹ cho qua nhau thai để giúp trẻ chống lại bệnh tật. Sau sinh kháng thể chống bệnh này giảm dần một cách nhanh chóng giảm rất nhiều lúc trẻ 4-6 tháng tuổi và gần như biến mất lúc trẻ 9 tháng. Trong khi đó miễn dịch chống bệnh do tự cơ thể trẻ tạo ra còn thấp và thường chỉ hoàn thiện khi trẻ được 3-4 tuổi. Bên cạnh đó trẻ cũng tăng tiếp xúc với nguồn bệnh ở môi trường xung quanh và dễ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Trẻ bắt đầu mắc các bệnh nhiễm trùng nhiều hơn từ lúc được 4-6 tháng tuổi và sẽ ít bị các bệnh nhiễm trùng hơn sau 3-4 tuổi. Một nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới cho thấy trẻ 0-6 tháng tuổi mắc khoảng 2 7 đợt tiêu chảy năm trên 2 tuổi mắc 2 6 đợt tiêu chảy năm trong khi trẻ 611 tháng tuổi bị tới 4 8 đợt tiêu chảy năm cao gần gấp đôi. Các nhiễm trùng ở đường hô hấp và dị ứng cũng tăng cao hơn. Những trẻ bú mẹ được nhận một lượng kháng thể tiết có trong sữa mẹ IgA nên có khả năng chống bệnh tốt hơn ít bị bệnh cũng như ít dị ứng hơn. Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn chúng ta duy trì bú mẹ tới 6 tháng tuổi và sau đó bắt đầu tập ăn dặm còn với trẻ không bú mẹ hoàn toàn chúng ta có thể bắt đầu trong khoảng 4-6 tháng vì sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ dị ứng thấp nhất. Nói chung việc ăn dặm nên bắt đầu trong khoảng 17-26 tuần và phải phù hợp nhu cầu khả năng chấp nhận khả năng tiêu hóa và sự phát triển của trẻ. Việc lựa chọn thức ăn trong giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân có hại từ xung quanh đang rình rập tấn công trẻ. Khi cho trẻ ăn dặm duy trì nguồn sữa mẹ song song là giải pháp tốt nhất. Nguồn bột ăn dặm dành cho trẻ cũng phải mang lại năng lượng và các chất cần thiết cho nhu cầu phát triển tăng cao trong giai đoạn này như có đậm độ năng lượng cao và giàu sắt kẽm vitamin AD vitamin nhóm B vitamin C nguồn đạm và tinh bột dễ tiêu hóa đủ chất béo cần thiết DHA ARA acid béo thiết yếu. đồng thời giúp .