LÊ VĂN HƯU (1230 - 1322)

Cách đây 6 - 7 trăm năm, vùng Kẻ Rị (nay là xã Thiệu Trung, huyện Đông Sơn, Thanh Hoá) là một miền đất trù phú, tấp nập trên bộ, dưới thuyền và cũng là một trung tâm văn hoá của châu Ái. Nơi đây, thưở đó có Lê Lương, một hào trưởng cự phách, nổi tiếng khắp vùng bởi "thóc chứa hàng trăm lẫm, trong nhà nuôi 3000 khách". Ông được Đinh Tiên Hoàng phong cho chức Bộc xạ tướng quân1 | Thần đồng xưa của nước ta Quốc Chấn 1 LÊ VĂN HƯU (1230 – 1322) 1. Cả Quán Học kinh ngạc Cách đây 6 – 7 trăm năm, vùng Kẻ Rị (nay là xã Thiệu Trung, huyện Đông Sơn, Thanh Hoá) là một miền đất trù phú, tấp nập trên bộ, dưới thuyền và cũng là một trung tâm văn hoá của châu Ái. Nơi đây, thưở đó có Lê Lương, một hào trưởng cự phách, nổi tiếng khắp vùng bởi “thóc chứa hàng trăm lẫm, trong nhà nuôi 3000 khách”. Ông được Đinh Tiên Hoàng phong cho chức Bộc xạ tướng quân1 Ngày nay còn 2 cái cột treo chuông bằng đá, dấu tích của một ngôi chùa lớn gọi là chùa Hương Nghiêm, do Lê Lương khởi dựng. Còn giếng đất, tương truyền cũng từ thời Lê Lương và có lần quan Thập đạo tướng quân Lê Hoàn đã về đây thăm ông Lương, quân sĩ ăn uống suốt mấy ngày, bát chén không kịp rửa, đổ cả xuống giếng. Dân vùng này vẫn còn truyền miệng câu nói: “Nhất nhật đãi tam thiên khách” (Một ngày đãi 3000 khách) và hiện nay đào giếng vẫn còn thấy những mảnh bát, đĩa Thưở bấy giờ, đầu làng Thần Hậu (nay là làng Phủ Lí Nam), có dựng một ngôi nhà gọi là Quán Học, để cho những người biết chữ nghĩa giảng thơ, bình văn và con em trong làng đến học tập. Mảnh đất từ xa xưa xây dựng Quán Học, đến nay các cụ vẫn còn hình dung được. Vùng đất đó chính là quê hương của bảng nhãn Lê Văn Hưu, người đã viết bộ lịch sử đầu tiên của nước ta và vị tổ 7 đời của ông, chính là Bộc xạ tướng quân Lê Lương nói trên. Theo một số sử liệu cho biết thì ông thân sinh ra Lê Văn Hưu là Lê Văn Minh, bị bệnh chết lúc ông Hưu còn trong bụng mẹ. Lớn lên khoảng 4 –5 tuổi, Lê Văn Hưu thường mon men ra Quán Học để xem các anh trong làng học hành và người lớn giảng thơ, bình văn. Nhiều lần thầy đồ nhận thấy cậu bé Hưu đã nhắc bài cho các anh. Lấy làm lạ, ông bèn viết mấy chư nho lên giấy, giảng cho cậu bé hiểu, sau đó ông viết sang tờ khác những chữ trên, rồi hỏi thì cậu bé Hưu đọc không sai chữ nào. Mọi người ở Quán Học đều lấy làm kinh ngạc và cho rằng Lê Văn Hưu là một thần đồng. 2. Thích chiếc dùi đóng vở Bố chết sớm, bà mẹ của Lê Văn Hưu

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
5    70    2    16-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.