Lực lượng lao động nông nghiệp nông thôn hiện nay chiếm khoảng 75% lực lượng lao động trong cả nước, đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của nước ta. Để đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và khu vực nông thôn nói riêng Đảng và nhà nước ta đã có đường lối, chủ trương, chính sách về hướng nghiệp dạy nghề cho lao động nông thôn. | Về lâu dài: Mỗi năm 10 Trung tâm trong tỉnh tuyển ổn định khoảng 800 -1000 học sinh học văn hoá bổ túc trung học phổ thông vào học các buổi sáng, từ đó chia thành 40 lớp học nghề dài hạn vào các buổi chiều và những ngày thứ 7, chủ nhật. Như vậy nếu duy trì loại hình này, Trung tâm thường xuyên có 3000 học sinh học tập cả ngày(với 60 lớp văn hoá buổi sáng và 120 lớp nghề dài hạn buổi chiều). Để thực hiện được tốt mô hình này, hàng năm vào đầu kỳ tuyển sinh các Trung tâm phải có kế hoạch tổ chức ký cam kết với phụ huynh học sinh: chỉ nhận những học sinh nào đồng ý học chương trình nghề dài hạn của Trung tâm mới được vào học loại hình này. Dự báo trong những năm tới số lượng học sinh lớp 9 trong toàn tỉnh thường xuyên dao động từ 32000 đến 35000 học sinh, với hệ thống các trường trung học phổ thông hiện tại chắc chắn vẫn cần đến mô hình BT THPT, mặt khác đời sống kinh tế xã hội ngày một nâng cao, mô hình mỗi gia đình có từ 1 đến 2 con ngày càng nhiều, số gia đình đông con ngày càng giảm, người dân có điều kiện để chăm lo đến sự nghiệp giáo dục của con em hơn, sự cần thiết mỗi học sinh có một tấm bằng tốt nghiệp THPT hoặc BT THPT là một nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước để Trung tâm có điều kiện mở rộng trường lớp, tuyển dụng giáo viên văn hoá và được phép nâng cao khoản thu học phí hàng tháng lên mức tối thiểu là