Nhiều phụ huynh vẫn thường có chủ quan rằng thị giác của trẻ con thì bao giờ cũng rất tốt, hoàn hảo vì quan niệm phổ thông vẫn là chỉ có mắt người lớn mới cần đeo kính. Nhiều người rất ngạc nhiên khi nghe bác sĩ nói rằng mắt của trẻ em cũng có không ít những trường hợp bị cận thị, viễn thị, loạn thị, | Thị Giác Của Trẻ Em . Sophie Đào Kiều Liên Chỉ còn vài ngày nữa là mùa hè năm 2007 sẽ chính thức chấm hết, nơi đâu cũng thấy quí vị phụ huynh, các thầy cô, và ngay cả các em học sinh lớn nhỏ nhộn nhịp chuẩn bị cho niên học mới sắp được khai giảng. Mọi người, nhất la các bậc cha mẹ người Việt mình vốn thường rất coi trọng vấn đề giáo dục, lăng xăng sắm sửa quần áo, bút giấy, sách vở cho các em, mong rằng con cái mình sẽ thật đầy đủ để học hành giỏi giang, sau này thành tài hữu dụng. Nhân mùa tựu trường, quí vị cũng nên để ý tới một vấn đề rất thiết yếu cho việc học hành của các em đó là thị giác nó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng học hỏi của trẻ thơ. Nhiều phụ huynh vẫn thường có chủ quan rằng thị giác của trẻ con thì bao giờ cũng rất tốt, hoàn hảo vì quan niệm phổ thông vẫn là chỉ có mắt người lớn mới cần đeo kính. Nhiều người rất ngạc nhiên khi nghe bác sĩ nói rằng mắt của trẻ em cũng có không ít những trường hợp bị cận thị, viễn thị, loạn thị, Trái với quan niệm thông thường vừa nói, khoảng 80% nhi đồng chào đời là đã bị farsighted hay viễn thị, nghĩa là nhìn xa thì thấy chứ nhìn gần không rõ ràng. Trong số còn lại thì 5% là cận thị, ngược lại, nhìn gần thấy rõ nhưng không thấy xa được, và chỉ co 15 trong 100 các hài nhi mới sinh có được thị giác hoàn hảo hay perfect vision như vẫn thường nghĩ. Khi các chú nhi đồng chịu khó bú nhiều chóng lớn, mức độ viễn thị của các em sẽ giảm dần, đến khoảng 3 cho đến 5 tuổi thì không còn viễn thị đáng kể nữa. Các em babies càng lớn càng giảm bớt viễn thị, nhưng tỉ số cận thị thì càng lớn càng tăng lên. Cho đến khi đến tuổi vô trường hay đến những năm teenagers, nhiều em đã cận thị khá cao và nhìn bảng đen trong lớp không rõ nữa. Mỗi chủng tộc có những thay đổi đặc thù đã được ghi nhận: so sánh các sắc dân, người Á Châu thường có tỉ số cận thị cao hơn, và người gốc Latin, người Mễ hay bị loạn thị nhiều nhất. Có phải thị giác cũng phải ảnh hưởng do tánh di truyền? Di truyền hệ là một yếu tố chủ yếu về thị giác. Nếu cha