sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ Bong bóng nhà ở cùng với giám sát tài chính thiếu hoàn thiện ở Hoa Kỳ đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính ở nước này từ năm 2007, bùng phát mạnh từ cuối năm 2008. Thông qua quan hệ tài chính nói riêng và kinh tế nói chung mật thiết của Hoa Kỳ với nhiều nước. Cuộc khủng hoảng. | Cuộc tranh cãi cuối thế kỷ trước về “bàn tay vô hình” và “bàn tay hữu hình” – cái nào quan trọng hơn đối với nền kinh tế - dường như đã được định đoạt. Tổng thống Nga Dmitri Medvedev đã “sơ kết” vấn đề này tại Hội nghị quốc tế “Nhà nước hiện đại và an ninh toàn cầu”, tổ chức ngày 14/9 tại Yaroslav (Nga), khi ông khẳng định vai trò của nhà nước đang tăng đáng kể so với các định chế quốc tế trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã bác bỏ những lập luận hạ thấp vai trò của nhà nước có chủ quyền trong thời đại toàn cầu hóa. Ông nhấn mạnh, trong thời kỳ khó khăn vừa qua, chính các nhà nước có chủ quyền đã đưa ra những chương trình chống khủng hoảng, biện pháp ổn định và sự bảo đảm xã hội cho người dân, góp phần ổn định kinh tế thế giới, chứ không phải các công ty đa quốc gia hay các tổ chức quốc tế. Khủng hoảng đã làm gay gắt hơn hàng loạt vấn đề xã hội, gia tăng đáng kể tỉ lệ thất nghiệp dẫn đến giảm thu nhập của người dân, khiến điều kiện sống của hàng chục, hàng trăm triệu người trên hành tinh thêm tồi tệ. Trách nhiệm của mỗi chính phủ là đưa ra các giải pháp cần thiết.