Chương này tập trung vào các phương pháp để hoàn thành Nhiệm vụ 1 của marketing: Quyết định và đề xuất thị trường phải xem xét. Trước đây, chúng ta đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thu hút và gìn giữ khách hàng như là cơ sở then chốt để làm ra lợi nhuận, bảo đảm sự sống còn và tăng trưởng của doanh nghiệp, và làm tăng giá trị cổ đông (hay giá trị cho cổ đông). Chương này bắt đầu bằng cách thảo luận sự phát triển của triết lý giá trị cổ đông và phát triển mối quan hệ giữa | Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Marketing địa phương Quản lý Marketing trong thế kỷ 21 Hà Nội, tháng 11/2004 Chương 6: Xác định cơ hội tạo giá trị cổ đông PHẦN III: CÁC NHIỆM VỤ CỦA MARKETING Nhiệm vụ 1: Quyết định và đề xuất các thị trường phải xem xét Chương 6: XÁC ĐỊNH CƠ HỘI ĐỂ TẠO RA GIÁ TRỊ CỔ ĐÔNG MỤC TIÊU HỌC TẬP Khi hoàn tất chương này, bạn sẽ hiểu • Mối quan hệ giữa giá trị cổ đông, giá trị khách hàng và quản lý chất lượng toàn thể • Những yếu tố then chốt để tạo ra giá trị cổ đông cao hơn – tăng trưởng có lợi nhuận và các biên lợi nhuận được cải thiện • Những yếu tố cơ bản bao gồm một chiến lược tăng trưởng, bản chất của các tiêu chuẩn để đánh giá từng phương án tăng trưởng, và các phương pháp thực hiện thay thế khác nhau • Những phương pháp then chốt để tăng biên lợi nhuận • Vì sao các giám đốc marketing phải biết những phương pháp này GIỚI THIỆU Chương này tập trung vào các phương pháp để hoàn thành Nhiệm vụ 1 của marketing: Quyết định và đề xuất thị trường phải xem xét. Trước đây, chúng ta đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thu hút và gìn giữ khách hàng như là cơ sở then chốt để làm ra lợi nhuận, bảo đảm sự sống còn và tăng trưởng của doanh nghiệp, và làm tăng giá trị cổ đông (hay giá trị cho cổ đông). Chương này bắt đầu bằng cách thảo luận sự phát triển của triết lý giá trị cổ đông và phát triển mối quan hệ giữa cung cấp giá trị cho cổ đông và cung cấp giá trị cho khách hàng. Chúng ta khép lại một vòng tròn luẩn quẩn bằng cách liên hệ những ý tưởng này với sự tiến triển của quản lý chất lượng toàn thể (hay toàn diện) (TQM). Sau đó hai động lực cơ bản của giá trị cổ đông sẽ được giới thiệu: tăng trưởng có lợi nhuận bằng cách mở rộng và/hoặc đa dạng hóa khỏi hoạt động kinh doanh hiện tại, và cải thiện biên lợi nhuận của hoạt động kinh doanh hiện tại. Phần lớn thảo luận tập trung vào những phương án khác nhau để vừa đảm bảo tăng trưởng có lợi nhuận vừa tăng biên lợi nhuận. GIÁ TRỊ CỔ ĐÔNG, GIÁ TRỊ KHÁCH HÀNG, VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN THỂ .