Sa mạc hóa

Sa m c ạ hóa là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô cằn, gây ra bởi sinh hoạt con người và biến đổi khí hậu. Khuynh hướng sa mạc hóa gần đây đã tăng nhanh trên toàn thế giới phần vì áp lực dân số và nhu cầu trồng trọt và chăn nuôi. Ảnh hưởng lớn nhất của nạn sa mạc hóa là nét đa dạng sinh thái bị suy giảm và năng suất đất đai cũng kém đi. | Năm 2006 được Liên hợp quốc lấy là Năm quốc tế chống sa mạc hóa - hoang mạc hóa với thống điệp “Vẻ đẹp của sa mạc – thách thức của hoang mạc hóa”, nhằm muốn cảnh tỉnh toàn nhân loại rằng sa mạc tuy có đẹp với những đồi cát trùng điệp và mặt trời rực lửa nhưng hoang mạc hóa lại là một thách thức vô cùng to lớn đối với nhân loại. Theo ước tính, ở Việt Nam có tới 9,34 triệu hecta đất đai bị thoái hóa, rộng hơn 5 lần Nghệ An – tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước và một phần trong đó là những khu vực hoang mạc hóa rộng lớn. Trong 10 năm gần đây, hạn hán đã hoành hành và gây hậu quả nặng nề đối với sản xuất nông, lâm nghiệp của nhiều địa phương, đặc biệt là miền Trung và Tây Nguyên. Một số liệu thống kê nữa của tổ chức FAO và UNESCO cũng cho thấy, có khoảng ha cát ven biển và trong số này là các đụn cát, đồi cát lớn di động. “ Sa mạc hóa là một vấn đề về kinh tế, xã hội và môi trường mang tính toàn cầu. Chống sa mạc hóa phải được coi là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại, là nỗ lực hợp tác quốc tế lâu dài. Nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân về nguy cơ của sa mạc hóa, từ đó có những hành động cụ thể để ngăn chặn nguy cơ này là điều mỗi quốc gia phải làm ngay, trước khi qúa muộn”, ông Bernard O”Callaghan, Quyền trưởng đại diện Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế phát biểu. Để triển khai thành công Công ước Chống sa mạc hóa, Việt Nam đã xây dựng Chương trình Hành động Quốc gia Chống sa mạc hóa (NAP) giai đoạn 2002-2010, gắn liền với Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam về định hướng phát triển bền vững, Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường, Chiến lược lâm nghiệp quốc gia, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng toàn diện và giảm nghèo. Mục tiêu chủ yếu của NAP là: nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng; tăng cường quản lý sử dụng đất đai; đẩy mạnh quản lý nguồn nước, hạn chế ảnh hưởng của hạn hán; đáp ứng các nhu cầu cấp bách của nhân dân địa bàn bị ảnh hưởng. Bốn vùng NAP ưu tiên chống sa mạc hóa là duyên hải miền Trung, Tây Bắc, tứ giác Long Xuyên và Tây Nguyên. Hiện đang có trên 50 chương trình, dự án được thực hiện ở cấp thực địa ở trong nước. Sắp tới, Việt Nam sẽ xây dựng Chương trình đối tác quản lý đất lâm nghiệp bền vững do Ngân hàng Thế giới, Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) và Quỹ Uỷ thác ngành lâm nghiệp (TFF) tài trợ. Kể từ tháng 3/2003, GEF đã chính thức quyết định vấn đề chống thoái hóa đất là một trong 6 lĩnh vực ưu tiên của quỹ và trở thành cơ chế tài chính chủ yếu của UNCCD. Ông Subinay Nandy, Quyền Trưởng đại diện của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc cho biết UNDP cam kết sẽ tiếp tục và củng cố các nỗ lực hỗ trợ chống hoang mạc hóa và rủi ro do hạn hán gây ra, đồng thời sẽ tham gia tích cực vào triển khai UNCCD và NAP tại Việt Nam. Dự kiến đợt kỷ niệm này sẽ bắt đầu từ ngày 17/6/2006-17/6/2007./. Mỹ Hạnh (Tạp chí Lao động và Xã hộ

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
24    21    1    30-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.