Lễ Nhô Gùng Mìr của người Mạ ở Lâm Đồng

Địa vực cư trú truyền thống của người Mạ ở Lâm Đồng nói chung, người Mạ ở Lộc Bắc, Lộc Bảo huyện Bảo Lâm nói riêng mở về ba phía: rừng thiêng, rẫy và nguồn nước. Trên những lối mòn dẫn đến những nơi ấy luôn đầy ắp những huyền thoại thể hiện mối giao cảm giữa con người với con người, con người với tự nhiên hiện hữu qua lễ nghi trong một mùa vụ canh tác hay những biến cố xảy ra trong cộng đồng. Đường vào rừng thiêng (gùng krong), ra rẫy (gùng mìr), đến nơi lấy. | Chiều hôm đó, chủ nhà dùng cơm nếp bôi lên không gian thiêng trong nhà xin phép thần linh cho phép dựng nêu ở sân lễ chính (ngã ba đường từ buôn vào rẫy). Mọi người trong gia tộc cùng nhau ra sân lễ. Họ cùng nhau dựng cây nêu chính Nđăl cao vút với nhiều tua ngù và họa tiết được cất công trang trí trong nhiều ngày; cây nêu cột trâu kơnơng rpu (thấp hơn) có bốn nhánh cong vút tỏa về bốn phía. Trên những nhánh nêu, chỗ của thần linh đã có và vị thần thường xuyên được nhắc đến (chứ không phải là thần tối thượng như những tôn giáo có địa vị độc tôn) là N Đu có một ngôi nhà riêng (hìu N Đu) sát cạnh cây nêu chính (bên trong rào cúng). Rào cột trâu là công đoạn cuối cùng được hoàn thành (rào cột trâu có tác dụng ngăn con trâu hiến tế di chuyển về một phía trên sân lễ). Khi nêu đã vươn lên giữa không gian, chủ lễ dùng cơm nếp bôi lên các cây nêu, miệng đọc lời khấn xin các Yàng cùng tề tựu về sân lễ - trên cây nêu - chờ ăn trâu, heo, gà, vịt vào sáng sớm ngày mai. Chủ lễ khấn xin thần đất nơi dựng nêu, mang một ít lông đuôi trâu về đốt chung với trầm báo với các Yàng ở phần không gian thiêng trong nhà.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.