Khái quát về tầm quan trọng của ngành chăn nuôi trâu bò trong đời sống kinh tế xã hội, những đặc thù và đặc tính sinh lý của trâu bò, các giống trâu bò và các phương thức chăn nuôi trâu bò | LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Chăn nuôi trâu bò này nhằm cung cấp cho sinh viên đại học ngành chăn nuôi những kiến thức chuyên khoa về chăn nuôi trâu và bò. Phát triển chăn nuôi trâu bò đặc biệt là ở nước ta phải biết khai thác tối đa những ưu thế sinh học đặc thù của hai loài gia súc nhai lại này nhằm tận dụng được tốt nhất những tiềm năng sẵn có tại chỗ để đảm bảo tính bền vững cao cả về mặt kinh tế và môi trường sinh thái. Chăn nuôi trâu bò một cách khoa học có tính hệ thống và bền vững là mục tiêu chính mà giáo trình này muốn trang bị cho sinh viên. Giáo trình xuất bản lần này có 10 chương trong đó sau chương mở đầu giới thiệu chung về ngành chăn nuôi trâu bò là hai chương hệ thống một số kiến thức đặc thù về giống và dinh dưỡng trâu bò. Đặc biệt trong lần xuất bản này một chương mới về chuồng trại trâu bò được đưa vào. Các chương tiếp theo về sau đi cụ thể hơn về các nội dung chăn nuôi chuyên khoa liên quan đến từng loại trâu bò gồm trâu bò sinh sản đực và cái giống bê nghé trâu bò sữa trâu bò thịt và trâu bò cày kéo. Cuối mỗi chương đều có phần câu hỏi và bài tập nhằm định hướng cho sinh viên ôn tập cũng như mở rộng tư duy. Yêu cầu đối với sinh viên trước khi học vào học phần này là đã học xong các học phần cơ sở của ngành đặc biệt là đã nắm vững được các kiến thức về hoá sinh động vật sinh lý học vật nuôi di truyền-giống và dinh dưỡng gia súc. Ngoài giáo trình này để nắm vững và sâu hơn các kiến thức về chăn nuôi trâu bò sinh viên nên đọc thêm các tài liệu tham khảo chính đã được liệt kê ở cuối giáo trình đặc biệt là những tài liệu tiếng Việt số 10 11 12 17 và 30. Hơn nữa sinh viên phải tham gia đầy đủ và viết tường trình các bài thực tập trong phòng thí nghiệm và thực tập giáo trình để củng cố kiến thức luyện tập kỹ năng chuyên môn và giải quyết các tình huống trong thực tiễn sản xuất. Chắc chắn trong xuất bản lần này giáo trình vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và sinh viên để lần xuất bản sau Giáo trình chăn nuôi .