Đừng để 5 thói quen cũ kỹ này ảnh hưởng đến những bữa ăn cũng như dạ dày của bạn. Những hiểu lầm về các thành phần dinh dưỡng sẽ đẩy con người vào trạng thái lo lắng, bối rối không biết chọn món ăn như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng. Ngay cả khi thực tế chúng ta đã ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh được những món ăn không tốt cho sức khỏe thì những hiểu lầm này vẫn khiến đa số lung lay | 5 hiểu lầm nghiêm trọng về dinh dưỡng Đừng để 5 thói quen cũ kỹ này ảnh hưởng đến những bữa ăn cũng như dạ dày của bạn. Những hiểu lầm về các thành phần dinh dưỡng sẽ đẩy con người vào trạng thái lo lắng bối rối không biết chọn món ăn như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng. Ngay cả khi thực tế chúng ta đã ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh được những món ăn không tốt cho sức khỏe thì những hiểu lầm này vẫn khiến đa số lung lay. Dưới đây là 5 sai lầm về dinh dưỡng đã được đăng tải từ rất lâu và đã được phủ nhận bởi những nghiên cứu khoa học. 1. Những món ăn giàu hàm lượng protein không tốt cho thận của bạn Nguồn gốc Trở lại năm 1983 các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ra rằng ăn nhiều đạm protein sẽ làm tăng hệ số lọc ở tiểu cầu thận GFR . Hệ số lọc ở tiểu cầu thận được tính bằng lượng máu thận lọc được trong mỗi phút. Từ phát hiện này rất nhiều nhà khoa học đã cho rằng GFR tăng cao chứng tỏ thận của bạn đang trong tình trạng bất ổn. Thực tế Gần hai thập kỷ trước những nhà nghiên cứu người Hà Lan phát hiện rằng đúng là những bữa ăn giàu đạm protein sẽ làm tăng GFR nhưng nó lại không gây ra tác động bất lợi cho hoạt động của thận. Thực ra chưa có một nghiên cứu hoàn chỉnh nào công bố chi tiết về việc ăn nhiều protein sẽ ảnh hưởng tới thận của bạn. 2. Khoai lang tốt hơn khoai tây Nguồn gốc Đa số người Mỹ ăn những loại khoai tây đa được chế biến kỹ như khoai tây chiên khoai tây snack. những món ăn dẫn tới các căn bệnh như béo phì tiểu đường. Trong khi đó khoai lang thường được dùng ăn sống lại được ca ngợi với lượng chất dinh dưỡng dồi dào và có chỉ số glycemic thấp hơn người anh em họ đằng xa kia. Thực tế Khoai tây và khoai lang khác hẳn nhau về những chất dinh dưỡng bên trong nhưng lại có tính bổ trợ cho nhau và không có khoai nào là không cần thiết cả. Ví dụ khoai lang có nhiều chất xơ và vitamin A nhưng khoai tây lại có hàm lượng chất khoáng cần thiết rất lớn như sắt ma-giê và kali. Về chỉ số glycemic khoai lang đúng là thấp hơn khoai tây. Nhưng món khoai tây bỏ lò