ĐẶC SẮC VĂN HOÁ TẾT ÂM LỊCH CỔ TRUYỀN HÀN QUỐC Hàn Quốc ngày nay là nước công nghiệp phát triển mạnh, đứng thứ 11 trên thế giới và đã có những ảnh hưởng hiện đại hoá phương Tây trong đời sống văn hoá, song cho đến nay quốc gia này vẫn lưu giữ được nhiều nét đẹp Á Đông riêng có của dân tộc Hàn. Một trong những nét đẹp đặc sắc đó là văn hoá Tết, đặc biệt là văn hoá Tết âm lịch cổ truyền. Người Hàn Quốc hiện dùng cả hai thứ lịch: dương lịch và. | ĐẶC SẮC VĂN HOÁ TẾT ÂM LỊCH CỎ TRUYỀN HÀN QUỐC Hàn Quốc ngày nay là nước công nghiệp phát triển mạnh đứng thứ 11 trên thế giới và đã có những ảnh hưởng hiện đại hoá phương Tây trong đời sống văn hoá song cho đến nay quốc gia này vẫn lưu giữ được nhiều nét đẹp Á Đông riêng có của dân tộc Hàn. Một trong những nét đẹp đặc sắc đó là văn hoá Tết đặc biệt là văn hoá Tết âm lịch cổ truyền. Người Hàn Quốc hiện dùng cả hai thứ lịch dương lịch và âm lịch nên họ vui đón cả hai Tết Tết dương lịch và Tết âm lịch cổ truyền. Tết dương lịch Hàn Quốc cũng giống như các nước phương Tây được tính từ thời khắc giao thừa giữa đêm 31 12 năm cũ dương lịch bước sang những giây phút đầu tiên của sáng ngày 1 1 năm mới dương lịch. Tết dương lịch là một ngày đại lễ và được mọi người ưa chuộng nhất là giới trẻ vì nó đến ngay sau Lễ Noel khiến cho mọi người đều hiểu rõ giá trị của những ngày nghỉ sau một năm làm việc và học tập căng thẳng. Tuy nhiên Tết dương lịch không dài ngày người ta thường chỉ có những hoạt động lễ hội và vui chơi vào hai ngày đầu năm mới đến ngày mùng 3 mọi người lại tiếp tục các công việc thường ngày của một năm mới. Tết âm lịch cổ truyền cũng được tính từ thời khắc giao thừa của năm cũ âm lịch tuỳ theo từng năm có thể là ngày 29 12 năm cũ âm lịch nếu là năm thiếu và là ngày 30 12 nếu là năm đủ . Tuy nhiên Tết âm lịch cổ truyền hiện vẫn là tết chính và là đại lễ long trọng nhất trong năm âm lịch cổ truyền của Hàn Quốc. Để hiểu rõ đặc sắc của loại tết này trước hết xin được giới thiệu vài nét về âm lịch của người Hàn Quốc. Từ thời Tam Quốc trước công nguyên của Hàn Quốc những người nông dân của xứ xở Kim Chi đã có thói quen dùng một loại lịch dựa trên vòng quay của mặt trăng quanh trái đất. Một tháng có 29 hay 30 ngày và có 12 tháng trong một năm. Tuy nhiên cộng lại thì có 354 ngày trong một năm so với 365 ngày theo dương lịch. Để bù lại sự chênh lệch 11 ngày này cứ 33 tháng lại có một tháng nhuận 30 ngày gọi là yundal. Vì nó là sự lặp lại của tháng trước tháng nhuận được