Bán đảo Ả rập Tình cảnh Do Thái ở các nước Hồi giáo Từ thế kỷ thứ nhất, ở Palestine, sự cai trị của La Mã càng ngày càng tàn khốc, dân Do Thái nổi loạn nhiều lần và đền Jérusalem bị tàn phá hai lần nữa. Người La Mã cấm họ xây lại đền ở nền cũ và dân tộc Do Thái mất quốc gia, phiêu bạt khắp thế giới. Mới đầu họ tản mác qua Tiểu Á (Asie Mineure) rồi qua châu Âu, Bắc Phi, Ethiopie; chỉ một số ít ở lại trong xứ sống chung với các dân. | Bán đảo Ả rập Tình cảnh Do Thái ở các nước Hồi giáo Từ thế kỷ thứ nhất ở Palestine sự cai trị của La Mã càng ngày càng tàn khốc dân Do Thái nổi loạn nhiều lần và đền Jérusalem bị tàn phá hai lần nữa. Người La Mã cấm họ xây lại đền ở nền cũ và dân tộc Do Thái mất quốc gia phiêu bạt khắp thế giới. Mới đầu họ tản mác qua Tiểu Á Asie Mineure rồi qua châu Âu Bắc Phi Ethiopie chỉ một số ít ở lại trong xứ sống chung với các dân tộc khác. Trước thời Trung cổ tình cảnh của họ tương đối dễ chịu. Tới đâu thổ dân cũng nhận ra được họ vì tôn giáo có lẽ vì cả nét mặt của họ nữa cho nên hơi nghi kị khinh họ là một dân tộc mất nước nhưng không hiếp đáp gì họ mà họ cũng trung thành với quốc gia họ ở đậu. Nhờ biết đoàn kết chịu cực khổ họ phát đạt họp thành những đoàn khá thịnh vượng. Thời Mohamed sáng lập Hồi giáo họ sống chung với các dân tộc Ả Rập và chính Mohamed cũng chịu ít nhiều ảnh hưởng của Do Thái giáo. Ông có trừng trị một số Do Thái chỉ là vì họ đã đứng về phe Coréischite nhưng ông coi họ cũng như mọi dân tộc dị giáo khác không đặc biệt kỳ thị gì họ. Họ còn giúp đỡ dân tộc Ả Rập trong việc xâm lăng các quốc gia ở chung quanh và ở phía Tây Nam châu Âu như Tây Ban Nha. Cho tới cuối thế kỷ thứ XIX tình trạng của họ ở các quốc gia Hồi giáo không thay đổi nhiều tuy có thời bị kỳ thị ở từng chỗ vì nguyên nhân kinh tế hơn là tôn giáo nhưng không đến nỗi bi đát như ở châu Âu. Theo Clara Malraux một người Do Thái thì ở Ba Tư năm 1875 họ thuộc giai cấp hạ tiện nhất không được ra khỏi những khu vực riêng của họ gọi là mellah không được đụng vào người Ba Tư không được mở quán bán tạp hóa trừ trong tỉnh Hamadan. Ở Yemen họ cũng không được đụng chạm một người Hồi giáo phải đứng dậy trước mặt một người Hồi giáo không được cùng bán một món hàng với người Hồi giáo không được mang khí giới ban đêm không được ra khỏi khu riêng của họ. Tại Maroc họ không được coi là công dân nhà vua muốn xử họ ra sao thì xử không cần theo luật pháp gì cả có thể bắt họ làm nô lệ giết họ cũng được 16 . Ở .