Các nhà khoa học thuộc Học viện khoa học sự sống, Đại học Sydney (Australia) hôm 20/8 tuyên bố họ đã phát hiện một loại chất diệp lục mới. Chất diệp lục mới này có triển vọng ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực năng lượng sinh học. Chất diệp lục khiến lá có màu xanh. | Phát hiện chất diệp lục mới có tính ứng dụng cao Các nhà khoa học thuộc Học viện khoa học sự sống Đại học Sydney Australia hôm 20 8 tuyên bố họ đã phát hiện một loại chất diệp lục mới. Chất diệp lục mới này có triển vọng ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực năng lượng sinh học. Chất diệp lục khiến lá có màu xanh. Anh minh họa nguôn Internet Các nhà khoa học đã ngẫu nhiên chiết xuất được chất diệp lục này từ trong các cụm vi khuẩn lam ở Vịnh Cá mập Tây Australia và đặt tên là chất diệp lục f. Kết quả trắc nghiệm cho thấy chất diệp lục f có thể tham gia quá trình quang hợp thông qua hấp thụ ánh sáng trong giới hạn quang phô là 720nm tức là thuộc khu vực tia hồng ngoại gần dài hơn 10nm so với chất diệp lục d và 40nm so với chất diệp lục a. Tác dụng quang hợp là quá trình chuyển hóa quang năng thành năng lượng hóa học thông qua việc tô hợp một vài chất hữu cơ. Chất diệp lục là sắc tố đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình quang hợp. Giới khoa học từng cho rằng chất diệp lục chỉ có thể hấp thụ ánh sáng có thể nhìn thấy được trong phạm vi quang phô từ 400nm đến 700nm để tham gia quá trình quanh .