Tham khảo tài liệu 'bản phỏng vấn người xin việc -phần1', kỹ năng mềm, kỹ năng phỏng vấn phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Bản phỏng vấn người xin việc -phầnl Khi ứng viên đến xin việc làm hãy đón tiếp họ với thái độ thân thiện và mang tính chất công việc để họ có cảm giác thoải mái. Hãy làm cho họ hiểu rằng bạn rất vui được đón tiếp họ và bạn đã dành một khoảng thời gian liên tục và đủ dài để tiến hành cuộc phỏng vấn. Bạn có thể bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng cách chuyện trò về các sở thích những mối quan tâm . nếu bạn cảm thấy thoải mái với những câu chuyện như vậy và hãy đảm bảo rằng câu hỏi của bạn không xâm phạm đến những vấn đề riêng tư mà có thể khiến họ cho rằng có sự phân biệt đối xử. Hoặc bạn có thể hỏi một số câu đơn giản như sau Tại sao bỗng nhiên anh chị lại quan tâm đến công ty của chúng tôi như vậy Do đâu mà anh chị lại biết việc tuyển chọn này Tùy thuộc vào câu trả lời bạn có thể tổng hợp thành một bức tranh chung cho những gì bạn đã lên kế hoạch. Trước khi chúng ta bắt đầu tôi sẽ nói sơ qua để anh chị hình dung được những gì mà tôi sẽ đề cập đến trong ngày hôm nay. Tôi muốn biết về trình độ và kinh nghiệm của anh chị để tôi có thể biết được công việc nào thích hợp nhất với khả năng và ý thích của anh chị. Vì vậy tôi muốn nghe anh chị nói về công việc quá trình học tập sở thích các hoạt động ngoại khóa của mình và bất kỳ điều gì khác mà anh chị muốn cho tôi biết. Và sau khi chúng ta đã nói về trình độ của anh chị tôi sẽ cho anh chị biết những thông tin về công ty của chúng tôi về công việc và trả lời mọi câu hỏi mà anh chị đặt ra. Kinh nghiệm công tác Phần nói chuyện về kinh nghiệm công tác sẽ rất khác nhau và phần nào tùy thuộc vào thời gian kinh nghiệm của ứng viên. Những câu hỏi thích hợp với người mới tốt nghiệp trung học hay cao đẳng sẽ không có nghĩa gì khi dùng để phỏng vấn một chuyên gia với 15 năm kinh nghiệm. Đối với một ứng viên đủ kinh nghiệm cách bắt đầu thích hợp là nói về vị trí công tác gần đây nhất của họ. Ngoài việc tập trung vào công việc cũng có thể .