Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế đã chứng minh rằng trong dài hạn, GDP thực tăng trưởng như là kết quả của các nhân tố bên cung trong nền kinh tế, như tiến bộ kỹ thuật, tích lũy vốn, và mức độ và chất lượng của lực lượng lao động. Một số chính sách của chính phủ có thể ảnh hưởng đến các nhân tố bên cung này, nhưng CSTT nói chung không thể tác động trực tiếp đến các yếu tố bên cung được ( có tác động gián tiếp chút ít đến bên cung), ít nhất là | Phân tích tăng trưởng tín dụng 6 tháng qua cho thấy: Tốc độ tăng trưởng tín dụng đến thời điểm 31/6/2006 bình quân khoảng 17% so với cùng kỳ, so với 31/12/2005 là gần 7%. Nếu cộng cả khoản đầu tư của các TCTD vào trái phiếu của các doanh nghiệp ( thực chất là NH cho các doanh nghiệp vay, nhưng không được phân tổ vào dư nợ cho vay nên kinh tế )và trái phiếu Quĩ hỗ trợ đầu tư mức tăng trưởng tín dụng khoảng 7,5%. Bên cạnh đó, cam kết bảo lãnh đối với các khách hàng của TCTD tăng tương đối cao trong 6 tháng đầu năm, nhất là cam kết bảo lãnh L/C trả chậm, tạo cơ hội cho các tổ chức kinh tế sử dụng nguồn vốn nước ngoài cho phát triển sản suất. Hơn nữa, mức độ phát triển của thị trường chứng khoán 6 tháng đầu năm nhanh hơn mức dự đoán ( chỉ trong 6 tháng đầu năm đấu giá cổ phiếu trên thị trường sơ cấp đã thu được số tiền khoảng tỷ), cùng với các luồng vốn FDI ( số vốn thực hiện tăng 17% so với cùng kỳ), vay trung dài hạn nước ngoài( vay ODA, vay thương mại) cũng tăng đáng kể (79%) so với cùng kỳ đã giảm sức ép vốn vay ngân hàng, tạo điều kiện cho các NH mở rộng các tiện ích ngân hàng khác, không quá phụ thuộc vào đầu tư tín dụng và có điều kiện chuyển dịch cơ cấu đầu tư , nâng cao chất lượng tín dụng nhằm tăng năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập. Điều này, cũng phản ánh sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn cho đầu tư phát triển theo chiều hướng tích cực và đúng với định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ là phát huy nội lực nhưng cũng tranh thủ tối đa nguồn vốn bên ngoài.