Nguyên tắc 80/20 phải được xem xét một cách linh hoạt. Bởi lẽ, một khoản mục trong quá khứ chiếm giá trị nhỏ nhưng năm sau có thể tăng vọt đột biến và làm phá sản kế hoạch dòng tiền. Cuộc khủng hoảng kinh tế càng khẳng định tầm quan trọng của dòng tiền. Từ chỗ quan tâm đến doanh thu và lợi nhuận, giờ đây các doanh nghiệp bắt đầu ý thức về tình trạng khá phổ biến là “kinh doanh có lời nhưng lại mất khả năng thanh toán”. Thực tế, việc quản lý dòng tiền không phải. | Quy tăc 80 20 trong quản lý dòng tiền Nguyên tắc 80 20 phải được xem xét một cách linh hoạt. Bởi lẽ một khoản mục trong quá khứ chiếm giá trị nhỏ nhưng năm sau có thể tăng vọt đột biến và làm phá sản kế hoạch dòng tiền. Cuộc khủng hoảng kinh tế càng khẳng định tầm quan trọng của dòng tiền. Từ chỗ quan tâm đến doanh thu và lợi nhuận giờ đây các doanh nghiệp bắt đầu ý thức về tình trạng khá phổ biến là kinh doanh có lời nhưng lại mất khả năng thanh toán . Thực tế việc quản lý dòng tiền không phải là chuyện đơn giản. Nhiều công ty cố gắng liệt kê tất cả khoản thu chi và tìm biện pháp dự báo tăng thu giảm chi đối với từng khoản mục. Điều này tốn nhiều nguồn lực cả về con người lẫn thời gian trong khi kết quả chưa chắc đã thật tốt. Nguyên nhân là người thực hiện luôn chìm ngập trong hàng núi chi tiết nhỏ và tốn nhiều thời gian cho những việc không mấy quan trọng. Giải pháp cho vấn đề này là áp dụng quy tắc 80 20 trong việc quản lý dòng tiền. 80 dòng tiền được tạo ra từ 20 khoản mục. Chỉ cần tập trung vào 20 khoản mục này doanh nghiệp sẽ có thể kiểm soát được 80 dòng tiền. Đây là cách làm đảm bảo hiệu quả trong khi lại không cần phải huy động nhiều nguồn lực cho việc lập kế hoạch và theo dõi. 80 dòng tiền đến từ đâu Đừng vội liên tưởng ngay đến các khách hàng lớn. Doanh thu chỉ mới nói lên một khía cạnh của dòng tiền. Dòng chi ra cũng quan trọng không kém nếu không muốn nói là hơn vì cấp quản lý ít quan tâm đến vấn đề này. Thông thường dòng tiền thu - chi đến từ 3 khoản mục lớn tồn kho khoản phải trả và khoản phải thu. Khoản phải trả liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của bộ phận cung ứng - mua hàng. Khoản phải thu là trách nhiệm của bộ phận kinh doanh còn tồn kho là sự phối hợp giữa bộ phận sản xuất và kinh doanh. Phải trả là các khoản thanh toán cho nhà cung cấp đầu vào của công ty. Thời gian phải trả tức thời gian nợ nhà cung cấp càng dài thì càng có lợi cho dòng tiền. Ví dụ bộ phận cung ứng đã đàm phán kéo dài được thời gian thanh toán thêm 15 ngày với một nhà cung