Ngành Ngân hàng đã xây dựng kế hoạch và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực Ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 663/2003/QĐ-NHNN ngày 26/6/2003. Chiến lược này đã được thiết lập cùng với thời kỳ ngành đang chuẩn bị tích cực các nội dung về lĩnh vực dịch vụ Ngân hàng trong nhóm các tiêu chí cam kết dịch vụ của văn kiện đàm phán của Việt nam gia nhập WTO. Các định hướng lớn trong chiến lược cũng nhờ đó rất phù hợp với kết quả đàm phán được trong văn | Đến nay hệ thống NHTMNN chiếm thị phần huy động vốn khoảng 67% và thị phần dịch vụ tín dụng tới 65% trong tổng doanh số hoạt động của thị trường tín dụng của toàn ngành. Trong thời điểm hiện tại, các NHTMNN đang thực hiện đề án tổng thể về cơ cấu lại tài chính, hoạt động và tổ chức để đáp ứng nhu cầu phát triển mới của khách hàng trong điều kiện hội nhập. Theo chủ trương của Chính phủ, trong số các nội dung cơ bản cần cơ cấu lại bao gồm cả việc cơ cấu lại sở hữu bằng hình thức cổ phần hoá tất cả các NHTMNN. Tôi cho rằng sau cổ phần hoá sẽ là quá trình tạo ra điều kiện và các nhân tố khách quan để các Ngân hàng này phát triển thành các Tập đoàn Ngân hàng – Tài chính lớn hơn. Không lấy mô hình Tập Đoàn hoá để thay thế hoặc “trốn” cổ phần hoá, mà Tập Đoàn hoá các NHTM phải là vấn đề hậu cổ phần hoá, hoặc tạo điều kiện cho những Ngân hàng thương mại hiện đã là Ngân hàng cổ phần phát triển thành mô hình Tập Đoàn. Để ý rằng, để trở thành một Tập Đoàn Ngân hàng – Tài chính, trước hết phải là một quá trình “tự hoá thân” của Định chế tài chính đa sở hữu chứ không phải bắt đầu bằng một một phép “đổi tên” một cách hành chính từ một Định chế tài chính đơn sở hữu. Không phải chỉ ở Việt nam, mà ngay cả ở những quốc gia rất coi trọng mô hình Ngân hàng chuyên doanh với qui mô vừa và nhỏ như ở Mỹ, Đức, Anh, Canada, Nhật thì theo qui luật của tập trung và tích tụ tư bản, ở đó vẫn xuất hiện những Tập Đoàn Ngân hàng đa năng và qui trình hình thành của các Tập đoàn này hoàn toàn là một qui trình “tự nó”. Vì vậy, với tư cách là những Ngân hàng hàng đầu của Việt nam trong lịch sử cũng như trong hiện tại thì việc phát triển các NHTMNN sau cổ phần hoá trở thành những Tập đoàn Ngân hàng đa năng qui mô lớn hơn, đóng vai trò chủ đạo, chủ lực trong thị trường dịch vụ Ngân hàng vẫn rất cần thiết và là xu hướng tất yếu của thời kỳ kinh tế thương mại Việt nam hiên đã là thành viên kinh tế thương mại thế giới. Để chủ động đón trước xu hướng này, các NHTMNN cần phải: