Thiếu máu là sự giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm số lượng huyết sắc tố ở máu ngoại vi dẫn đến máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Một người được coi là thiếu máu khi nồng độ huyết sắc tố trong máu thấp hơn so với người cùng giới, cùng lứa tuổi, cùng một môi trường sống. Hội chứng thiếu máu gồm nhiều triệu chứng do cơ chế sinh bệnh học thiếu máu gây ra. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu máu, do đó điều trị thiếu máu khác. | Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Sắt là yếu tố quan trọng để sản sinh hemoglobin tạo hồng cầu. Thiếu máu do thiếu sắt có thể ảnh hưởng tới trẻ ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ dưới 2 tuổi. Thiếu nữ trong tuổi dậy thì cũng có nguy cơ cao mắc bệnh thiếu máu do kinh nguyệt mất máu hàng tháng đòi hỏi tăng lượng sắt tiêu thụ nên bổ xung trong chế độ ăn hàng ngày. Trong cơ thể của một người trưởng thành có chừng sắt, lượng sắt đó rất quan trọng và ảnh hưởng đến mọi mặt sinh lý của chúng ta. Sắt có nhiều nhất trong tế bào hồng cầu. Máu có nhiệm vụ đem chất dinh dưỡng và oxy đến các cơ quan của cơ thể, nếu máu không đến được hoặc đến không đủ cơ quan, bộ phận nào thì cơ quan, bộ phận đó sẽ bị ảnh hưởng, làm việc kém hiệu quả ngay, đặc biệt bộ não của con người rất cần nhiều dinh dưỡng và oxy để hoạt động. Việc thiếu hụt sắt không chỉ ảnh hưởng đến sự tạo máu mà còn làm thay đổi chức năng của một số enzym quan trọng trong cơ thể. Sở dĩ máu vận chuyển được oxy là nhờ các hồng cầu, cơ thể cần có sắt để tạo các hồng cầu. Nếu thiếu sắt, các hồng cầu sẽ nhỏ hơn bình thường, làm việc kém, số lượng hồng cầu cũng kém đi và lúc đó ta gọi bệnh nhân là bị thiếu máu. Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu do thiếu sắt là: cơ thể yếu, mệt mỏi, xanh xao thậm chí lòng bàn tay, bàn chân vàng bệch.