Thực hiện Nghị quyết số 11/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội Khoá XII, kỳ họp thứ 2 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội Khoá XII và năm 2008, theo phân công của Chính phủ, Bộ Tài chính đã thành lập Ban soạn thảo, thực hiện việc tổng kết đánh giá tình hình thực tế thi hành Luật thuế TNDN; nghiên cứu xây dựng Dự án Luật thuế TNDN sửa đổi. Ban soạn thảo tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các Bộ, ngành, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ. | TỜ TRÌNH CHÍNH PHỦ Về Dự án sửa đổi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) ------------------------------------------------------- Thực hiện Nghị quyết số 11/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội Khoá XII, kỳ họp thứ 2 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội Khoá XII và năm 2008, theo phân công của Chính phủ, Bộ Tài chính đã thành lập Ban soạn thảo, thực hiện việc tổng kết đánh giá tình hình thực tế thi hành Luật thuế TNDN; nghiên cứu xây dựng Dự án Luật thuế TNDN sửa đổi. Ban soạn thảo tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các Bộ, ngành, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức và cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp,. theo quy trình xây dựng văn bản pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Trang thông tin điện tử Bộ Tài chính, Trang thông tin điện tử Chính phủ. Bộ Tài chính xin trình Chính phủ Dự án sửa đổi Luật thuế TNDN. I- SỰ CẦN THIẾT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT THUẾ TNDN Luật thuế TNDN hiện hành được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 17/6/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004 để thay thế cho Luật thuế TNDN (1997) nhằm thực hiện đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; hạ mức thuế để thu hút đầu tư; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn,. trên cơ sở đó bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN). Tổng kết, đánh giá qua 4 năm thực hiện cho thấy: Nhìn chung, Luật thuế TNDN hiện hành đã đạt được mục tiêu đề ra, đánh dấu bước phát triển quan trọng góp phần cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình hoàn thiện hệ thống thuế để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn tới, Luật thuế TNDN đã bộc lộ những nhược điểm, hạn chế cần được nghiên cứu, xem xét, bổ sung và sửa đổi (Báo cáo tổng kết đánh giá trình kèm). Dưới đây là .