Vào WTO, doanh nhân nước ta đứng trước cơ hội lớn để phát triển. Đó là sân chơi lớn toàn cầu, thị trường lớn toàn cầu và hệ thống luật pháp minh bạch, công bằng, dễ dự đoán. | Văn hóa doanh nhân Tầm nhìn văn hóa thời hội nhập Vũ Quốc Tuấn Từ ngày 11-1-2007, nước ta chính thức là thành viên thứ 150 của WTO, tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh, điều tiết 85% thương mại hàng hóa và 90% thương mại dịch vụ toàn cầu. Hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, doanh nhân nước ta đứng trước những đòi hỏi mới về tầm nhìn, về kiến thức kinh doanh cũng như kỹ năng quản lý, . Tầm nhìn toàn cầu Vào WTO, doanh nhân nước ta đứng trước cơ hội lớn để phát triển. Đó là sân chơi lớn toàn cầu, thị trường lớn toàn cầu và hệ thống luật pháp minh bạch, công bằng, dễ dự đoán. Đương nhiên, có những thách thức lớn đối với nền kinh tế đang còn nhiều yếu kém, chưa thật bền vững của nước ta. Cơ hội là to lớn, nhưng như Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đã nói, “không có chuyện khi vào WTO là sẽ “đổi đời” ngay”, dễ từ lạc quan chuyển sang “lạc quan tếu”. Cơ hội chỉ đến với những người biết nắm lấy cơ hội và có những biện pháp chuyển cơ hội từ tiềm năng thành hiện thực để phát triển. Điều kiện quyết định để doanh nghiệp, doanh nhân giành được thắng lợi trong cuộc hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay chính là tầm nhìn của mỗi doanh nhân – tầm nhìn toàn cầu để có tư duy toàn cầu trong từng hoạt động sản xuất, kinh doanh cụ thể. Từ nay, mỗi doanh nhân Việt Nam đã là doanh nhân “toàn cầu”, với ý nghĩa là có tầm nhìn toàn cầu, tư duy toàn cầu, hoài bão toàn cầu, ý chí kinh doanh toàn cầu, và từ đó, đề ra và quyết định những giải pháp để đưa doanh nghiệp của mình ra thị trường toàn cầu một cách thắng lợi, giảm thiểu những thua thiệt có thể xảy ra. Đó là tầm nhìn rộng hơn, xa hơn, nắm bắt thông tin thị trường thế giới để định vị được sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình, và điều quan trọng là “biết mình, biết người”, biết chỗ hay, chỗ dở của người cũng như chỗ hay, chỗ dở của mình, rồi từ đó tìm ra những giải pháp đối phó. Nắm bắt chỗ hay của người là cần thiết, nhưng biết được chỗ dở của người lại càng có ích hơn, vì qua đó, ta biết được kẽ hở của họ, ta nên chọn .