Bàn luận về lĩnh vực giáo dục kỷ thuật, đào tạo cử nhân và kỷ thuật viên để có các kỹ năng và kiến thức về nghề nghiệp. Thể hiện rõ được rằng: ở các lĩnh vực công nghệ cao không còn là ranh giới giữa lao động trí óc và lao động chân tay, vì thế việc dạy học và các thiết bị trong dạy và thực hành có vai trò cần thiết đến công cuộc đào tạo để phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao. | BÀN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC TRONG GIÁO DỤC KỸ THUẬT VÀ ÐÀO TẠO KỸ NĂNG CUNG CẤP NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ CAO TS. Phan Chí Chính 1 1. Ðặt vấn đề: Ở tham luận này, chúng tôi muốn bàn đến riêng cho lĩnh vực giáo dục kỹ thuật, đào tạo cử nhân và kỹ thuật viên có các kiến thức công nghệ và kỹ năng nghề nghiệp. Ðó chính là việc chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao đủ để kịp đáp ứng cho sự phát triển các ngành công nghiệp đang ngày càng có xu hướng tự động điều khiển và kết nối mạng công nghiệp. Ở các lĩnh vực công nghệ cao không còn ranh giới giữa các công việc thuần tuý "lao động trí óc" với "lao động chân tay". Thuật ngữ người vận hành (operater) đang thay thế dần danh từ công nhân (worker). Chẳng hạn một người vận hành một máy trung tâm gia công CNC (CNC machining center) trong hệ thống sản xuất linh hoạt (FMS- Flexible Manufacturing system) không những phải có kiến thức đủ để lập trình trực tiếp các chương trình gia công mà còn phải có kỹ năng vận hành , điều chỉnh để kịp thời can thiệp sửa lỗi chương trình gia công khi chạy máy có sự cố. Ðơn cử một một ví dụ như vậy để thấy rằng, trong thời đại ngày nay, thời đại mà cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra ngày càng nhanh hơn, ngày càng rộng lớn hơn thì việc dạy và học cũng cần phải có những phương pháp thích hợp hơn. Theo chúng tôi quan trọng nhất là phải phát huy được sự chủ động tích cực của sinh viên, tiếp nhận kiến thức luôn có xu hướng mở và phát triển. Muốn vậy các phương tiện, thiết bị dạy và học (kể cả các phòng thí nghiệm và thực hành) cũng cần được trang bị và cập nhật đủ để đáp ứng nhu cầu truyền đạt và tiếp cận các kiến thức công nghệ ngày càng đổi mới nhanh hơn. 2. Những điều bất cập trong phương pháp giảng dạy truyền thống: Phương pháp giảng dạy cổ điển nặng về truyền đạt một chiều, đặc trưng nhất là thầy giảng trò ghi. Sự minh hoạ bằng hình vẽ hay một vài giáo cụ trực quan được xem như một bước sâu hơn trong phương pháp giảng dạy. Cho sinh viên làm bài tập và các hình thức kiểm tra cũng chỉ