Bệnh sỏi đường mật rất thường gặp và là mối quan tâm lớn của các nhà ngoại khoa hiện nay. Các phương pháp điều trị bằng phẫu thuật đang gặp một số khó khăn bế tắc như sỏi tái phát nhiều lần, bệnh nhân (BN) đã được nối mật‐ruột, sỏi trong gan với ống mật chủ không dãn, BN không chịu đựng được phẫu thuật. Từ sau những năm 1980, phương pháp nội soi đường mật xuyên gan qua da tán sỏi và lấy sỏi đã được sử dụng trên thế giới với tỉ lệ thành công 80 ‐ 90%, biến chứng thấp. Có nhiều nghiên cứu lâm sàng về phương pháp này trên thế giới. Đa số các nghiên cứu có số liệu không nhiều nên chưa có một chuẩn về kỹ thuật, chỉ định của phương pháp. . | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP LẤY SỎI MẬT NỘI SOI XUYÊN GAN QUA DA Đặng Tâm*, Lê Nguyên Khôi** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Lấy sỏi nội soi xuyên gan qua da (XGQD) có lẽ là một chọn lựa thêm vào trong điều trị sỏi đường mật. Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả của phương pháp qua da trong điều trị những trường hợp sỏi đường mật khó lấy bằng các phương pháp khác. Phương pháp: Từ 4/2000 đến 7/2008, 169 BN đã được lấy sỏi mật nội soi XGQD. Chỉ định gồm những trường hợp sỏi đường mật khó lấy bằng các phương pháp khác. Kỹ thuật bắt đầu với dẫn lưu đường mật xuyên gan qua da. Đường hầm được nong lên đường kính 18F qua 2 lần nong. Sau 12 ngày, nội soi đường mật được thực hiện theo đường hầm xuyên gan qua da. Sỏi được tán bằng điện thủy lực và được lấy ra bằng rọ qua nội soi. Số liệu được phân tích để cho thấy khả năng làm sạch sỏi, biến chứng, những nguyên nhân gây thất bại của phương pháp. Kết quả: Số lần lấy sỏi trung bình cho 1 bệnh nhân là 3,5 ± 2,4 (1 ‐12 lần). Tỉ lệ sạch sỏi hoàn toàn là 84,6%, Tỉ lệ biến chứng 7,1% gồm chảy máu đường mật, tụ máu trong gan, viêm tụy, sỏi rơi vào túi mật. Không có tử vong. Lý do chính không lấy được hết sỏi là không tiếp cận được sỏi do hẹp đường mật hoặc sỏi ở vị trí quá gấp góc. Kết luận: Lấy sỏi mật nội soi XGQD có hiệu quả điều trị cao, an toàn và ít xâm lấn. Đây là một phương pháp để các nhà ngoại khoa chọn lựa bên cạnh các phương pháp đã có trong điều trị sỏi mật. SUMMARY APPRAISAL OF PERCUTANEOUS TRANSHEPATIC CHOLANGIOSCOPIC STONE REMOVAL FOR CHOLELITHIASIS Dang Tam*, Le Nguyen Khoi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 4 ‐ 2008: 274 – 283 Background: Percutaneous transhepatic cholangioscopic stone removal (PTCSR) may be another choice in treatment of cholelithiasis. This study evaluated effectiveness of the method in treatment of cholelithiasis which were difficult to remove by other methods. .