Chương 10 THU HÚT, GIỮ CHÂN VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

Tham khảo tài liệu 'chương 10 thu hút, giữ chân và phát triển doanh nghiệp', kinh doanh - tiếp thị, tiếp thị - bán hàng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Marketing Địa phương Marketing Asian Places Hà Nội, tháng 11/2004 Chương 10 Chương 10 THU HÚT, GIỮ CHÂN VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Mỗi địa phương thực thi các chức năng kinh tế cụ thể. Một số địa phương đã đa dạng hóa nền kinh tế của mình trong khi một số khác thì bị khống chế bởi một ngành duy nhất. Có địa phương là trung tâm dịch vụ và số khác là các cộng đồng nông nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế của một địa phương không nhất thiết phải bị gò bó trong những giới hạn kinh tế. Internet và những hiệp ước giữa các quốc gia châu Á để biến nơi đây thành Khu vực thương mại tự do đã mang lại cơ hội chưa từng có cho địa phương dù với bất cứ qui mô nào và đang ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào. Thật vậy, với thị trường châu Á khổng lồ bao trùm 40 nước châu Á Thái Bình Dương, dân số tổng cộng 3,275 tỉ người – thì địa phương nhỏ nhất cũng có thể phát triển kinh doanh trên thị trường quốc tế và khu vực với ngày càng ít rào cản hành chính hơn. Thông qua thấu kính xuyên biên giới châu Á, chúng ta có thể nhận biết một cách khả quan hơn cách thức hoạt động của một địa phương trong môi trường quốc tế. Năng lực cạnh tranh của một địa phương biến đổi theo thời gian. Xưa kia, Malacca và Samarkand đã phồn thịnh như những đầu mối ngoại thương năng động. Vài thế kỷ sau, hai địa phương này biến thành những sân chơi thứ yếu trong thế giới ngoại thương. Một lần nữa, chúng lại trỗi lên, lần này với vị trí dẫn đầu trong trong thị trường du lịch. Giống như những công ty khổng lồ và toàn bộ một ngành công nghiệp, các địa phương có thể thăng trầm với những công nghệ mới, đối thủ cạnh tranh mới, những thực tế chính trị mới và sự chuyển đổi sở thích tiêu dùng. Trong nửa thế kỷ sau này ta có thể thấy một mô thức chung trong chiến lược của địa phương châu Á. Suốt thời kỳ công nghiệp hóa của châu Á sau Thế chiến II, các địa phương (trừ Nhật Bản) đã sử dụng nguyên liệu thô đặc trưng và những yếu tố cạnh tranh khác để khuyến khích các nhà công nghiệp thiết

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
24    21    1    04-12-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.