Nhìn vào bảng cân đối tài sản doanh nghiệp thì bên tay trái là tài sản có, bên tay phải là nguồn gốc tạo ra tài sản có: gồm nợ (các loại) và vốn chủ sỡ hữu cùng với lợi nhuận được giữ lại của chủ sỡ hữu. Tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sỡ hữu gọi là cấu trúc vốn. | Cấu Trúc Vốn và Những Tác Động của nó Nhìn vào bảng cân đối tài sản doanh nghiệp thì bên tay trái là tài sản có bên tay phải là nguồn gốc tạo ra tài sản có gồm nợ các loại và vốn chủ sỡ hữu cùng với lợi nhuận được giữ lại của chủ sỡ hữu. Tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sỡ hữu gọi là cấu trúc vốn. Phần đông doanh nghiệp chúng ta nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ nhìn nhận về tỷ lệ này khá đơn giản. Thường thì chúng ta tự nhẩm tính khi nào thì nên mượn nợ khi nào thì kêu gọi thêm vốn chủ sỡ hữu. Dĩ nhiên những tính tóan đó phần nào cũng có lý của người quyết định. Tuy vậy nếu chúng ta biết rằng việc xác định một cấu trúc vốn để đạt hiệu quả cao nhất cho một doanh nghiệp là một vấn đề lớn rất quan trọng trong tài chánh doanh nghiệp làm tốn không biết bao nhiêu bút mực của giới học thuật lẫn các nhà quản lý tài chánh kinh nghiệm thì có lẽ chúng ta sẽ bỏ nhiều thời gian nghiên cứu và sẽ thận trọng hơn trong quyết định của mình. 1. Nợ Ưu và khuyết điểm Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc dùng nợ thay cho vốn chủ sỡ hữu đó là lãi suất mà doanh nghiệp phải trả trên nợ được miễn thuế. Tong khi đó thì cổ tức hay các hình thức thưởng khác cho chủ sỡ hữu phải bị đánh thuế. Trên nguyên tắc mà nói nếu chúng ta thay vốn chủ sở hữu bằng nợ thì sẽ giảm được thuế doanh nghiệp phải trả và vì thế tăng giá trị của doanh nghiệp lên. Một điều cần lưu ý với những nước mà nhà đầu tư phải trả thuế thu nhập cá nhân với mức cao thì ưu điểm này của nợ sẽ bị giảm hay trở thành yếu điểm. Ưu điểm thứ hai của nợ đó là thông thường nợ rẻ hơn vốn chủ sỡ hữu. - nói đơn giản là lãi suất ngân hàng hay lãi suất trái phiếu thấp hơn nhiều soi với lãi suất kỳ vọng của nhà đầu tư. Do đó khi tăng nợ tức là giảm chi phí chi ra trên một đồng tiền mặt và vì thế tăng cao lợi nhuận cũng như gía trị của công ty. Vì tính chất này mà tỷ số nợ trên vốn chủ sỡ hữu còn được gọi là tỷ số đòn bẩy. Tuy vậy doanh nghiệp không thể tăng nợ lên mức quá cao so với chủ sỡ hữu. Khi đó công ty sẽ rơi vào tình trạng tài chánh không .